Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục chuyển hộ khẩu mới nhất 2024 như thế nào?
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8016 Lượt xem

Thủ tục chuyển hộ khẩu mới nhất 2024 như thế nào?

Việc chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ khó tránh khỏi những lúng túng , vướng mắc. Thủ tục chuyển hộ khẩu sẽ trở nên dễ dàng thực hiện hơn nếu Khách hàng đọc nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi.

Tùy vào việc người thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh hay Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh… mà từ đó sẽ có quy định về việc cấp giấy chuyển khẩu.

Vậy thủ tục chuyển hộ khẩu như thế nào? Chuyển hộ khẩu cần giấy tờ gì? Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư hay không? Nếu Quý vị cũng đang băn khoăn những câu hỏi nêu trên thì hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Thủ tục chuyển hộ khẩu mới nhất

Theo Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ 1/7/2021, thủ tục chuyển khẩu chính là thủ tục đăng ký thường trú, bỏ quy định về xin cấp giấy chuyển khẩu.

Xung quanh thủ tục chuyển hộ khẩu có một số thắc mắc về thủ tục chuyển hộ khẩu từ HCM về tỉnh, thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh, thủ tục chuyển hộ khẩu cho con,… Chúng tôi xin đưa ra hướng dẫn chung khi Quý vị thực hiện thủ tục chuyển khẩu, cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan đăng ký cư trú

Bước 2: Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chuyển hộ khẩu cần giấy tờ gì?

Như đã đề cập trên đây, từ 1/7/2021, để chuyển hộ khẩu, Quý vị chỉ cần đăng ký thường trú tại nơi mới. Theo đó, hồ sơ cần chuẩn bị khi chuyển khẩu chính là hồ ớ đăng ký thường trú.

Điều 21 Luật Cư trú quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:

Điều 21. Hồ sơ đăng ký thường trú

1. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.

3. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

4. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 20 của Luật này thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 của Luật này; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 của Luật này;

c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở;

5. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại điểm d khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng hay người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đăng ký thường trú thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.

6. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp;

c) Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.

7. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 6 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;

c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

8. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

9. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.

10. Chính phủ quy định chi tiết về các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân quy định tại Điều này.”

Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư hay không?

Tôi có một câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn như sau: tôi hiện nay đang có hộ khẩu tại Tỉnh Lạng Sơn, do hoàn cảnh bắt  buộc nên nay tôi đã chuyển khẩu về tỉnh Tuyên Quang, cả nhà tôi cũng chuyển nhà cùng tôi gồm vợ và con. Tôi có một câu hỏi đó là tôi chuyển hộ khẩu như vậy thì có phải thực hiện đi làm lại chứng minh nhân dân hay không? Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Chứng minh thư nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chứng minh nhân dân sẽ thể hiện những thông tin cơ bản của bạn như : họ tên, ngày/tháng/năm sinh, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú, nguyên quán và các đặc điểm nhận dạng của bạn. Chứng minh nhân dân là một giấy tờ quan trọng, chứa thông tin của bạn để có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bạn cho nên thông tin trong chứng minh thư nhân dân phải đáp ứng điều kiện chính xác. Theo quy định của Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân quy định những trường hợp sau phải đổi lại chứng minh nhân dân:

“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Theo đó, Nghị định đã quy định thì trường hợp thay đổi nơi đăng kí hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố thì sẽ phải làm lại chứng minh thư nhân dân để có thể thuận tiện cho việc thực hiện các thủ tục pháp lý về sau. Do vậy, khi bạn chuyển hộ khẩu (nơi đăng kí hộ khẩu thường trú) từ tỉnh Lạng Sơn sang tỉnh Tuyên Quang thì bạn cần thực hiện thủ tục đổi lại chứng minh thư nhân dân. 

Về thủ tục đổi lại chứng minh thư nhân dân thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ và thực hiện những hoạt động sau đây :

– Đơn trình bày rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai;

– Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;

– Chụp ảnh;(như trường hợp cấp mới);

– In vân tay hai ngón trỏ; Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND;

– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;

– Nộp lệ phí;

Các trường hợp đổi CMND phải nộp lại giấy CMND theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ (nếu có), CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

Bạn cần đến Trụ sở công an cấp Huyện/quận/Thị xã nơi bạn đang đăng kí hộ khẩu thường trú để thực hiện việc đổi lại chứng minh nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với TỔNG ĐÀI 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi