Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6427 Lượt xem

Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện

Bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện đều có điểm chung là có chế độ hưu trí và tử tuất. Cách tính lương hưu ở hai hình thức bảo hiểm này có điểm gì khác nhau?

Bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người lao động khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Ở cả hai hình thức bảo hiểm theo quy định của pháp luật đều có công thức tính hưởng lương hưu chung. Vậy cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện như thế nào?

So sánh BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc?

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có 02 hình thức bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hai hình thức bảo hiểm xã hội này có những sự khác biệt nhất định về đối tượng, các chế độ cũng như về mức đóng…. Cụ thể sự khác biệt như sau

Tiêu chí

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội tự nguyên

Khái niệm

Là loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.Là loại hình do bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà những người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng và nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia.

Các chế độ

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có 05 chế độ:

– Ốm đau

– Thai sản

-Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Hưu trí

– Tử tuất

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có 02 chế độ:

– Hưu trí

– Tử tuất

Đối tượng tham gia

– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật lao động.

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– Người lao động là công dân nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm một số cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang và một số tổ chức, doanh nghiệp.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là những người không thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

Mức đóng

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể

– Đối với người lao động:

+ Người lao động là những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hàng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở.

+ Người lao động khác đóng bằng 8% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

+ Người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động quy định tại luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài hàng tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

– Đối với người sử dụng lao động: Hàng tháng người lao động phải đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất 17,5% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là do người lao động lựa chọn, mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất là 20 lần mức lương cơ sở (29.800.000 đồng).

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 22% mức hu nhập vào quỹ hưu trí, tử tuất

Nhà nước hỗ trợ mức đóng bhxh

Nhà nước không hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộcNhà nước hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ % trên mức đóng hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn:

– 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.

– 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.

– 10% đối với các đối tượng khác

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế nhưng không quá 10 năm.

Trên đây là một số sự khác biệt giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện như thế nào?

Cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện?

Khi người tham gia bảo hiểm xã hội dù theo hình thức nào khi đủ các điều kiện hưởng chế độ hưu trí sẽ được hưởng lương hưu theo công thức sau đây:

Lương hưu hàng tháng=Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng thángxMức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Thứ nhất: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ cần đảm bảo về điều kiện đủ về tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật lao động.

Người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nghỉ hưu từ 01 tháng 01 năm 2018 trở đi có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu với tỉ lệ 45%  mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và mỗi năm tăng lên 3%, tối đa tỷ lệ hưởng bằng 75%.

Người lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nghỉ hưu từ 01 tháng 01 năm 2021 có đủ 19 năm đóng bảo hiểm xã hội (từ 2022 trở đi là 20 năm đóng) hưởng lương hưu với tỷ lệ là 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Thứ hai: Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động là nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong điều kiện làm việc bình thường nghỉ hưu từ 2021 phải đủ 60 tuổi 03 tháng và có 19 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu với tỷ lệ 45% (các năm sau thay đổi theo quy định của pháp luật).

Người lao động là nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong điều kiện làm việc bình thường nghỉ hưu từ 2021 phải đủ 55 tuổi 04 tháng và có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu với tỷ lệ 45% (các năm sau thay đổi theo quy định của pháp luật).

Như vậy, cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện không có sự khác biệt, mức hưởng lương hưu chỉ có sự khác biệt cụ thể theo số năm đóng và tỷ lệ hưởng hưu trí của từng người tham gia.

Ví dụ cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Để hình dung rõ hơn về cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, chúng tôi sẽ đưa ra các ví dụ cụ thể.

– Ví dụ về cách tính lương hưu cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Chị A tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến tháng 02 năm 2021 chị đủ 55 tuổi 04 tháng và có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội với mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 4.200.000 đồng.

Theo công thức tính lương hưu ở mục trên thì chị A được hưởng lương hưu bằng:

45% x 4.200.000 = 1.890.000 đồng/ tháng

Như vậy, một tháng chị A sẽ nhận được 1.890.000 đồng/ tháng tiền lương hưu. Ngoài ra, mỗi năm chị A sẽ được tăng thêm 3% mức hưởng. Cụ thể, năm 2022 mức tiền lương hưu của chị A sẽ tăng lên từ 1.890.000 đồng  lên 1.946.700 đồng/ tháng và mức hưởng tối đa tiền lương hưu của chị A là 3.150.000 đồng/ tháng.

– Ví dụ về cách tính tiền lương hưu cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Năm 2021, anh Q đủ 60 tuổi 03 tháng và có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 5.000.000 đồng.

Như vậy, anh Q được hưởng lương hưu với tỷ lệ là 47% cụ thể bằng 2.350.000 đồng/ tháng. Bên cạnh đó, mỗi năm mức hưởng lương hưu của anh Q được tăng thêm 2%. Cụ thể, năm 2022, tiền lương hưu của anh Q sẽ tăng lên từ 2.350.000 đồng lên 2.397.000 đồng/ tháng và mức hưởng tiền lương hưu tối đa của anh Q là 3.750.000 đồng/ tháng.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tiếp tục nội dung bài viết cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện chúng tôi sẽ đưa ra các quy định của pháp luật về mức hưởng hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo điều 74 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng hưu trí đối với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.”

Bên cạnh đó, nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng hưởng tỷ lệ lương hưu 75% thì còn được hưởng trợ cấp 01 lần theo quy định.

Trên đây là nội dung bài viết cách tính lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi