Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Tổng Đài Tư Vấn Bảo Hiểm Thai Sản Miễn Phí 24/7
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11708 Lượt xem

Tổng Đài Tư Vấn Bảo Hiểm Thai Sản Miễn Phí 24/7

Tư vấn bảo hiểm thai sản giúp quý khách hàng nắm được thông tin về điều kiện, thời gian, mức trợ cấp, thủ tục đăng ký và cơ quan tiếp nhận một cách nhanh chóng, chính xác.

Được làm mẹ là điều vô cùng thiêng liêng đối với bất kỳ người phụ nữ nào tại Việt Nam. Bất kể phụ nữ nào khi sinh con cũng muốn quá trình sinh nở diễn ra thật nhẹ nhàng và suôn sẻ. Tuy nhiên hiện nay việc sinh con tốn kém rất nhiều chi phí khiến các gia đình phải lo lắng, cân nhắc khi sinh.

Hiểu được vấn đề này, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động là phụ nữ. Trong đó có quy định riêng về chế độ thai sản cho người lao động nữ khi sinh con. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc không phải ai cũng có thời gian hoặc hiểu biết để tìm hiểu về chế độ thai sản dẫn đến việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và không đầy đủ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người lao động khi sinh con và hưởng chế độ thai sản.

Với lý do nêu trên, để giúp người lao động nữ hoặc đối tượng khác có cơ hội được giải đáp thắc mắc liên quan đến chế độ thai sản, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ Tổng đài tư vấn bảo hiểm thai sản 1900 6557 để hỗ trợ và giải đáp tất cả những thắc mắc của khách hàng liên quan đến chế độ thai sản.

Chế độ thai sản áp dụng cho những đối tượng nào?

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản mới nhất

Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Mức hưởng chế độ thai sản 

Được quy định cụ thể tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đó là lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Người lao động sẽ được hưởng 6 tháng và được lãnh tiền một lần cho 6 tháng thai sản đó.

Đối với trường hợp lao động thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc sinh non, thai chết lưu cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng điều kiện và mức hưởng sẽ khác nhau tùy vào mỗi trường hợp cụ thể.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Để hưởng chế độ thai sản, Quý vị cần chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định pháp luật. Tùy từng trường hợp cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu tương ứng như sau:

Thứ nhất: Với người đang đóng BHXH:

Hồ sơ gồm: Danh sách theo mẫu 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập và Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. Một số trường hợp đặc biệt cần các giấy tờ như sau:

– Nếu con chết sau sinh: phải có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo khai tử của con, nếu con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ thể hiện thông tin con chết.

– Nếu người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử.

– Nếu người mẹ sau sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

– Nếu mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì phải có một trong cá giấy tờ:

+ Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai nếu điều trị nội trú;

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai nếu điều trị ngoại trú;

+ Biên bản giám định y khoa với trường hợp phải giám định y khoa.

– Nếu lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và văn bản xác nhận thời điểm giao đức trẻ của hai bên.

– Nếu nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: phải có bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Thứ hai: Với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH do thôi việc, phục viên, xuất ngũ trường thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi:

Hồ sơ gồm sổ bảo hiểm xã hội đã chốt và các giấy tờ, tài liệu tương tự như trên, tuy nhiên nếu các giấy tờ trong hồ sơ không thể hiển việc nghỉ dưỡng thai thì có thêm Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Với trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định.

Cách tính chế độ thai sản?

Thứ nhất: Tiền nghỉ những ngày đi khám thai

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ theo Luật  x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)

Trường hợp khi nghỉ khám khi chưa đóng BHXH đủ 06 tháng thì tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH.

Thứ hai: Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Hiện tại mức lương cơ sở từ t7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng .

Dưới đây chúng tôi sẽ Tư vấn bảo hiểm thai sản mới nhất về Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh:

– Đối với người mẹ:

Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Ví dụ 1: Chị C dự kiến sinh con vào ngày 16/7/2023, có quá trình đóng BHXH như sau:

– Từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2022 đóng BHXH với mức lương 15.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 01/2023 đến tháng 6/2023 đóng BHXH với mức lương 8.000.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

Chị C nghỉ thai sản 06 tháng khi sinh con, tiền thai sản của chị C = 8.000.000 * 6 = 48.000.000 đồng.

Chị C nhận được trợ cấp 1 lần khi sinh con C = 1.800.000 * 2 = 3.600.000 đồng.

– Đối với người cha:

+ Khi nghỉ chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh được nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau: 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ   x  (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ /24)

Trường hợp khi nghỉ chưa đóng BHXH đủ 06 tháng thì tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH.

+ Khi nghỉ hưởng chế độ thai sản của vợ

Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ

Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

 Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ

Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia bBHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Lưu ý, đối với trường hợp người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Thứ ba: Tiền dưỡng sức sau sinh

Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức * 30% * 1.800.000

Trong đó,  số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Chế độ thai sản của chồng 2023

Tiền chế độ thai sản của nam

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, tiền thai sản của chồng trong những ngày nghỉ chăm vợ con được tính theo công thức:

Mức hưởng = Mbq6t : 24 X Số ngày được nghỉ

Trong đó: Mbq6t là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp chưa đủ 06 tháng thì Mbq6t là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng BHXH.

Ví dụ: Lương bình quân tháng đóng BHXH của lao động nam là 6.000.000 đồng/tháng. Lao động này có vợ sinh con phải phẫu thuật nên theo quy định sẽ được nghỉ 07 ngày làm việc.

Số tiền thai sản mà lao động này nhận được là 6.000.000 đồng : 24 x 7 = 1.750.000 đồng.

Tiền trợ cấp 1 lần cho chồng khi vợ không tham gia BHXH

Cũng theo Luật này, cụ thể Điều 38, trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH thì chồng được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp này là: 1,8 triệu đồng x 2 = 3,6 triệu đồng.

Tổng đài tư vấn chế độ thai sản 1900 6557 tư vấn những vấn đề gì?

Tổng đài tư vấn chế độ thai sản 1900 6557 sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề sau liên quan đến chế độ thai sản như sau:

– Tư vấn điều kiện và những trường hợp được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật;

– Tư vấn về thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi sinh con theo quy định pháp luật;

– Tư vấn về lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định pháp luật;

– Tư vấn mức trợ cấp thai sản theo quy định pháp luật;

– Tư vấn về hồ sơ, thủ tục để đăng ký hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật;

– Tư vấn cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật;

– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến chế độ thai sản theo quy định pháp luật;

Thời gian tư vấn của Tổng đài tư vấn bảo hiểm thai sản

Thời gian hoạt động của tổng đài tư vấn thai sản 19006557 như sau:

– Buổi sáng: Từ 8h AM – 12h PM

– Buổi chiều: Từ 1h PM – 5 PM

Tổng đài Công ty chỉ làm việc từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết chúng tôi sẽ dừng hoạt động tư vấn qua tổng đài, khách hàng có thắc mắc có thể gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luathoangphi.vn hoặc gọi đến số Hotline: 0981.378.999

Cách thức tư vấn bảo hiểm thai sản khác ngoài Tổng đài tư vấn 1900 6557

Ngoài hình thức tư vấn qua Tổng đài, Luật Hoàng Phi còn triển khai kênh tư vấn bảo hiểm thai sản sau đây:

Tư vấn bảo hiểm thai sản qua Email

Khi cần tư vấn bảo hiểm thai sản, quý khách có thể gửi câu hỏi cần tư vấn tới email: lienhe@luathoangphi.vn của chúng tôi. Tuy nhiên, do tính chất thời gian và công việc, chúng tôi không thể trả lời kịp thời mọi thắc mắc của Quý khách hàng qua email. Quý khách sẽ nhận được phản hồi tư vấn từ chúng tôi trong vòng 3 – 5 ngày làm việc.

Tư vấn bảo hiểm thai sản trực tiếp

Nếu Quý khách có nhu cầu tư vấn bảo hiểm thai sản trực tiếp, chúng tôi sẽ đến tư vấn tận nơi hoặc Quý khách có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi theo địa chỉ như sau:

Văn phòng Hà Nội: Phòng 301, Đơn nguyên 1, Tòa nhà F4, số 112 phố Trung Kính, Yên Hòa, Hà Nội).

Văn phòng Hồ Chí Minh: Phòng A12.16 Tòa nhà Sky Center, số 5B đường phổ Quang, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Lưu ý: Phí tư vấn pháp luật trực tiếp dao động từ 300.000 – 500.000/1h tư vấn.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Tư vấn bảo hiểm thai sản theo đúng quy định pháp luật. Khách hàng quan tâm nội dung bài viết, có vướng mắc vui lòng phản hồi cho Luật Hoàng Phi để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (59 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi