Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4054 Lượt xem

Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Cưỡng ép kết hôn, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để buộc người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ. Cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để người khác không thể kết hôn được hoặc không thể duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

1. Thế nào là tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện? 

Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 thì:

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Theo đó:

– Cưỡng ép kết hôn, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để buộc người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ.

– Cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để người khác không thể kết hôn được hoặc không thể duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

2. Bình luận về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

– Măt khách quan

Mặt khách quan có các dấu hiệu sau đây:

+ Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

Có hành vi cưỡng ép kết hôn: Đây là hành vi buộc người khác (thông thường là con, cháu trong gia đình, họ tộc) phải kết hôn với người (nam hoặc nữ) mà họ không muôn kết hôn với ngươi đó, tức trái với sự tự nguyện của họ.

Có hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau đây:

–  Ngăn cản đôi nam nữ không cho họ kết hôn theo mong muốn của họ, mặc dù họ đã có đầy đủ các điều kiện kết hôn.

–  Ngăn cản người khác duy trì quan hệ vợ chồng hợp pháp (tức quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ), nghĩa là làm cho họ phải ly hôn, trái với ý muốn của họ (trên thực tế thường xảy ra tình trạng cha mẹ vợ hoặc chồng buộc con mình phải ly hôn với con dâu hoặc con rể do không thuận thảo, mâu thuẫn với cha mẹ vợ hoặc chồng).

Thủ đoạn phạm tội được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

+ Hành hạ: Là đốì xử tàn ác đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ như đánh đập, buộc làm những việc nặng nhọc,… và coi đó là một hình phạt gây đau đớn về thể chất một cách thường xuyên, làm cho họ bị đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.

+ Ngược đãi: Là đối xử tồi tệ về mọi mặt (ăn, mặc, ở…) đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Đối xử tồi tệ được thể hiện qua việc mắng chửi thậm tệ, xỉ vả, làm nhục trước bạn bè… một cách thường xuyên.

+ Uy hiếp tinh thần: Là đe doạ dùng vũ lực xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc đe doạ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tước đi những lợi ích thiết thân (như đuổi ra khỏi nhà…) của người bị cưỡng ép kết hôn hay bị cản trở kết hôn hoặc bị cản trở không cho duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

+ Yêu sách của cải: Là cố tình thách cưới thật cao so với tục lệ thách cưới thông thường nhằm để bên bị thách cưới không thể đáp ứng được, phải từ bỏ việc kết hôn.

+ Những thủ đoạn khác: Ngoài những thủ đoạn đã nêu thì những thủ đoạn khác phải là thủ đoạn được sử dụng với mục đích cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (ví dụ: Ghép ảnh của người nữ thành ảnh khoả thân và gửi cho người nam để họ mâu thuẫn không kết hôn nữa).

Lưu ý:

+ Điều luật gồm 2 tội độc lập, nhưng tính chất nguy hiểm có điểm tương đồng.

+ Hành vi cưỡng ép hoặc cản trở được thực hiện bằng cách ngăn cản, hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải… phải vì mục đích cưỡng ép cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Nếu không có mục đích này thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng như tội bức tử, tội hành hạ người khác, tội làm nhục người khác, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, tội dùng nhục hình, tội bức cung .

+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi vi phạm trong việc cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ hoặc nếu trước đó họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi cùng loại. Vấn đề này được hiểu là nếu trước đó đã xử phạt hành chính họ về hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ mà nay họ lại tiếp tục vi phạm về hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Còn nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn, nay có hành vi vi phạm cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo chúng tôi thì không cấu thành tội phạm này. Hậu quả của tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong việc lượng hình.

+ Dấu hiệu khác: Ngoài các dấu hiệu của mặt khách quan nêu trên thì người có hành vi phạm tội còn phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi nêu trên mà còn tiếp tục vi phạm thì mối phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này.

– Khách thể

Các tội phạm nói trên xâm phạm đến quyền kết hôn, quyền ly hôn của người khác (nam, nữ). Ngoài ra còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

– Mặt chủ quan

Cả hai tội phạm nói trên được thực hiện với lỗi cố ý.

– Chủ thể

Chủ thể của hai tội phạm nói trên là bất kỳ ngưòi nào có năng lực trách nhiệm hình sự, thông thường là những người có uy thế trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị người nuôi dưỡng của người bị hại hoặc người có quyền uy ảnh hưởng lốn đối với người bị hại (như Thủ trưởng cơ quan đối với nhân viên…) do đó thường là những ngưòi đã thành niên, tức từ đủ 18 tuổi trở lên

– Về  hình phạt

Điều luật chỉ quy định có một khung hình phạt duy nhất với mức phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi