Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội cho vay nặng lãi theo quy định Bộ luật Hình sự?
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1314 Lượt xem

Tội cho vay nặng lãi theo quy định Bộ luật Hình sự?

Trong cuộc sống ngày nay việc vay tài sản diễn ra hết sức phổ biến và rộng khắp. Pháp luật cho phép các bên có thể tự do thỏa thuận lãi suất vay nhưng không được trái với với quy định pháp luật hoặc các điều mà pháp luật cấm.

Bản thân người vay thường ít quan tâm đến quyền lợi của mình, khi gặp nhiều tình huống mà bắt buộc họ đi vay nặng lãi với lãi suất cắt cổ. Vậy để bảo vệ cho người dân, Tội cho vay nặng lãi theo quy định Bộ luật hình sự? được quy định như nào là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.

 Như thế nào là cho vay nặng lãi?

Cho vay lãi nặng được hiểu là hành vi cho người khác vay tiền với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ năm lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột. Tình trạng cho vay lãi nặng ngày nay xảy ra ngày càng phổ biến, rộng khắp và có rất nhiều trường hợp mang lại hậu quả hết sức nghiêm trọng cho người đi vay.

Trước khi tìm hiểu Tội cho vay nặng lãi theo quy định Bộ luật hình sự? cần nắm được cho vay nặng lãi theo nội dung đã giải thích ở trên.

Lãi suất là gì?

Để xác định Tội cho vay nặng lãi theo quy định bộ luật hình sự ? thì cần xác định mức lãi suất pháp luật cho phép, từ đó đánh giá được mức lãi suất vượt phép quy định của pháp luật. Cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về lãi suất như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Có thể thấy, lãi suất là một trong những điều khoản các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên vẫn có sự điều chỉnh của pháp luật, theo pháp luật dân sự thì lãi suất không được vượt quá 20%/năm.

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động cho vay với lãi suất lớn xảy ra phổ biến, có quy mô ngày càng lớn. Lãi suất vượt quá mức 20%/ năm thì sẽ được coi là cho vay nặng lãi. Pháp luật cũng quy định trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực đồng nghĩa với việc bên vay chỉ có nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật là 20%/năm

Tội cho vay nặng lãi theo quy định Bộ luật hình sự?

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên cũng như đảm bảo an ninh, trật tự và sự quản lý của nhà nước, pháp luật đã quy định các chế tài đối với người thực hiện hành vi cho vay với lãi suất cao, trong đó có cả chế tài hình sự với tội cho vay nặng lãi.

Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề này nên còn gặp nhiều vướng mắc, lúng túng trong cách xử lý đối với trường hợp vay tiền. Vậy Tội cho vay nặng lãi theo quy định bộ luật hình sự? được quy định cụ thể như thế nào?

Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Chủ thể của tội cho vay nặng lãi

Về mặt chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội cho vay lãi nặng là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

– Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền mà người phạm tội cho người khác vay, dùng tiền để kinh doanh bất hợp pháp.

– Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của người phạm tội là hành vi cho người khác vay tiền. Hai bên có thể tự thỏa bằng hợp đồng hoặc qua lời nói miệng với nhau.

Hậu quả trực tiếp của hành vi cho vay lãi nặng là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi quá cao. Ngoài ra, việc xác định hậu quả sẽ có ý nghĩa trong việc đánh tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi cho vay lãi nặng khi quyết định hình phạt.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm là mức lãi suất mà người cho vay yêu cầu người vay phải trả cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ năm lần trở lên và hành vi cho vay phải , thu lợi bất chính từ trên 30.000.000 đồng trở lên.

– Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi cho vay lãi nặng là do cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi của mình là gây thiệt hại cho người vay, những vì lợi nhuận nên vẫn thực hiện.

 Động cơ, mục đích của người phạm tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, người phạm tội cho vay lãi nặng bao giờ cũng vì động cơ tư lợi.

Hình phạt tội cho vay nặng lãi như thế nào?

Ngoài ra, Tội cho vay nặng lãi theo quy định bộ luật hình sự? còn được quy định mức xử phạt căn cứ Điều 201 Bộ luật hình sự 2015. Không phải trong mọi trường hợp việc cho vay nặng lãi đều bị xử lý về hình sự. Hành vi này chỉ trở thành tội phạm khi thỏa mãn các điều kiện về lãi suất vay gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (20%/năm) và có sự thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa xóa án tích mà còn vi phạm.

Ngoài ra, tại điều 201 Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định mức hình phạt cụ thể như sau tùy vào mức độ và tính chất của hành vi cho vay nặng lãi theo các khung khác nhau. Khung 1 (khoản 1) phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung 2 (khoản 2) đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Bên cạnh đó là hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về Tội cho vay nặng lãi theo quy định bộ luật hình sự. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi