Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tổ chức công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu không?
  • Thứ năm, 14/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3919 Lượt xem

Tổ chức công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu không?

Luật sư của Luật Hoàng Phi cho tôi hỏi, tổ chức công đoàn của một công ty có quyền được tổ chức kinh doanh tạo nguồn thu hay không?

Câu hỏi:

Kính gửi luật sư, hiện tại công ty tôi đã thành lập tổ chức công đoàn được 5 năm. Bây giờ tổ chức công đoàn này muốn kinh doanh dịch vụ rửa xe và một số dịch vụ khác như: photo in ấn, mua bán văn phòng phẩm… để công đoàn tổ chức kinh doanh tạo nguồn thu. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này công đoàn có quyền được tổ chức kinh doanh tạo nguồn thu hay không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: quy định về chức năng tổ chức công đoàn.

Chức năng của Công đoàn Việt Nam:

– Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động;

– Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xă hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế;

– Giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đó, căn cứ vào những quy định chung cũng như quy định về chức năng của tổ chức công đoàn thì tổ chức công đoàn không có chức năng về kinh doanh.

Tổ chức công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu không?

Tổ chức công đoàn có được kinh doanh tạo nguồn thu không?

Thứ hai: Về quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn.

Căn cứ theo quy định tại Mục 1, Chương II, Luật công đoàn năm 2012  về quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn như sau:

–  Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

–  Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội.

–  Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật.

–  Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị.

–  Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

–  Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động.

–  Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở.

–  Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.

Theo quy định nêu trên, tổ chức công đoàn không có quyền hay trách nhiệm kinh doanh tạo nguồn thu nhập. Việc duy trì hoạt động của tổ chức công đoàn là trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn được quy định cụ thể tại Chương III, Luật công đoàn năm 2012. Như vậy, trong trường hợp này của bạn, công đoàn không được tổ chức kinh doanh tạo nguồn thu.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi