Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tư vấn Luật Hình sự |
  • 48868 Lượt xem

Tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2024

Không tố giác tội phạm, được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định (tại Điều 389) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.

Bộ luật hình sự ra đời nhằm ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Người thực hiện tội phạm bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật hình sự, vậy người chứng kiến tội phạm nhưng không tố giác có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Nếu cũng đang có thắc mắc như trên, đừng bỏ qua nội dung bài viết về Tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2024 sau đây , bởi chắc chắn Quý vị sẽ có được những thông tin hữu ích cho mình.

Tội không tố giác tội phạm là gì?

Tội không tố giác tội phạm là người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật hình sự 2015

Theo đó, không tố giác tội phạm, được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định (tại Điều 389) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.

Bình luận tội không tố giác tội phạm

Để giúp Quý vị hiểu đúng và đầy đủ hơn về Tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự , chúng tôi sẽ phân tích các yếu tố cấu thành tội này, cụ thể như sau:

–  Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.

–  Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.

–  Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành).

–  Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.

Lưu ý: Tội phạm mà người phạm tội biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự (xem giải thích ở tội che giấu tội phạm), đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này. Những tội phạm khác dù biết rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

–  Khách thể:

Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

–  Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.

Lưu ý:

Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Ví dụ không tố giác tội phạm

Trong một lần nói chuyện A đã được B nói rằng, B sẽ vào nhà C để ăn trộm vào đêm mai (A. biết chắc chắn B. sẽ thực hiện hành vi phạm tội vì trước đó B. cũng đã có tiền án về tội Trộm cắp tài sản, đã chấp hành xong án phạt tù, nhưng do dịch bệnh không đi làm đâu được, gia đình và bạn bè xa lánh cho nên B. không có thu nhập và muốn trở lại con đường cũ). Nhưng A đã không thông báo sự việc này cho cơ quan có thẩm quyền về hành động sắp diễn ra của B và hậu quả là B. vào nhà của C để trộm cắp tài sản.

Như vậy trong tình huống này A đã biết rõ về hành vi chuẩn bị phạm tội của B và chắc chắn hành vi này sẽ được thực hiện nhưng lại không báo với cơ quan có thẩm quyền do đó trường hợp này A được coi là không tố giác tội phạm.

Trách nhiệm do không tố giác tội phạm là gì?

Người phạm tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.


Quý khách có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP luật Hình sự của Luật Hoàng Phi để có thêm các thông tin liên quan như:

Câu hỏi:  Gửi Công ty Hoàng Phi, Tôi có một thắc như sau mong được giải đáp: Tôi có một căn nhà 3 tầng cho thuê, người thuê ở mỗi tầng là khác nhau. Tháng 11/2023 vừa qua, tại căn nhà trọ tôi cho thuê, người thuê trọ bị công an bắt khẩn cấp vì đánh bạc với số tiền khoảng hơn 100 triệu thu được trên chiếu bạc.Tại thời điểm vụ việc diễn ra, tôi đang ở trong nhà này, cụ thể là tại tầng 2 để nhắc nhở người thuê trọ về việc nộp tiền thuê đúng hạn và hoàn toàn không biết về việc đánh bạc xảy ra tại tầng 3. Tôi nghe một số người bà con có nói, dù không thực hiện đánh bạc, nhưng nếu không tố giác vẫn có thể bị xử lý hình sự. Vậy với trường hợp này, tôi có bị xem xét về tội không tố giác tội phạm không?

Trả lời:

Cảm ơn Chị đã tin tưởng và lựa chọn Luật Hoàng Phi khi cần hỗ trợ pháp lý. Với câu hỏi của Chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo Điều 390 Bộ luật hình sự hiện hành, người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật này thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm tùy vào mức độ hành vi.

Tội phạm mà người thuê trọ của chị bị xem xét là Tội đánh bạc theo Điều 321 Bộ Luật hình sự, không thuộc các trường hợp tội phạm phải tố giác theo Điều 389 của Bộ Luật hình sự, mặt khác, xét về mặt chủ quan, chủ thể thực hiện không tố giác tội phạm phạm tội với lỗi cố ý, biết rõ về tội phạm mà không khai báo với cơ quan chức năng. Theo thông tin chị cung cấp, chị hoàn toàn không biết về vụ việc này. Do đó, trường hợp này, chị không phạm tội không tố giác tội phạm theo Bộ luật hình sự hiện hành. Điều chị cần làm là khai báo chính xác, trung thực các thông tin mà mình biết để làm rõ các tình tiết trong vụ việc, và có thể yêu cầu những người thuê trọ, những người hàng xóm xung quanh (nếu có) làm chứng cho mình về khoảng thời gian vụ việc xảy ra. Trong trường hợp ở nhà trọ của chị có các thiết bị giám sát âm thanh, hình ảnh như camera, chị có thể trích xuất gửi cho công an có thẩm quyền hiện đang điều tra để chứng minh thêm thông tin, cũng như hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc làm sáng tỏ vụ việc.

Khi cần tư vấn, khách hàng hãy nhấc máy và gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN TỘI KHÔNG TỐ GIÁC TỘI PHẠM 1900 6557 để được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi:

–  Tư vấn nhanh chóng, chính xác, chất lượng;

–  Tiện lợi, mọi lúc, mọi nơi;

–  Hướng tới sự hài lòng của khách hàng là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi;

–  Tạo dựng giá trị, giữ vững niềm tin nơi khách hàng.

Trên đây là nội dung trả lời về Tội không tố giác tội phạm, nếu trong quá trình tham khảo thông tin còn thắc mắc, Quý vị vui lòng liên hệ Công ty Luật Hoàng Phi qua Tổng đài tư vấn 1900.6557 để được hỗ trợ kịp thời và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (23 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi