Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng Ký Thương Hiệu: Thủ tục, Chi phí, Hồ sơ, Thời gian
  • Thứ bẩy, 24/02/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 4535 Lượt xem

Đăng Ký Thương Hiệu: Thủ tục, Chi phí, Hồ sơ, Thời gian

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để bảo hộ độc quyền thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép nộp đơn đăng ký.

Trong bài viết này, Công ty Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, thương hiệu và quy trình đăng ký thương hiệu để quý khách hàng tham khảo.

Thương hiệu, nhãn hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là tên, ký hiệu, biểu tượng, hình ảnh hoặc bất kỳ đặc trưng nào khác mà đại diện cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty. Thương hiệu thường được sử dụng để tạo ra nhận thức và giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty, và là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh. Một thương hiệu hiệu quả có thể giúp tạo ra niềm tin và lòng trung thành của khách hàng, đem lại lợi nhuận và tăng trưởng doanh số cho doanh nghiệp.
 
Đối với khách hàng, thương hiệu giúp họ dễ dàng nhận biết và đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời còn giúp họ tạo ra cảm giác xúc động và đích thực với thương hiệu đó. Do đó, quản lý thương hiệu được coi là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh và tiếp thị, và nó có thể ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp.

Ví dụ: Thương hiệu TOYOTA sẽ phân biệt với Thương hiệu HONDA cho nhóm sản phẩm là xe ô tô

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu được hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này. Nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu) là những dấu hiệu để người tiêu dung phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác.

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, 2022), nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Cụ thể có các loại nhãn hiệu sau đây:

– Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ nhãn hiệu tập thể: Nhãn lồng Hưng Yên hoặc Vải Thiều Thanh Hà…vv,

– Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ nhãn hiệu chứng nhận: Hồ Tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu BA RIA – VUNG TAU PEPPER VIET NAM PEPPER hoặc Yến Sào Nha Trang hoặc Gạo Tẻ Râu Phong Thổ Khẩu Chắp Hang Đệ nhất gạo Tẻ Râu của núi rừng Tây Bắc

– Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Ví dụ: Vinhome, Vinshool

– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ: Cocacola, Samsung, Apple…

Đăng ký thương hiệu hay đăng ký nhãn hiệu có phải là cùng 1 thủ tục?

Xét theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: THƯƠNG HIỆU (phần chữ) chính là NHÃN HIỆU và thủ tục đăng ký thương hiệu cũng chính là thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, do thuật ngữ THƯƠNG HIỆU được dùng nhiều tại Việt Nam nên trong phạm vi bài viết này và để cho khách hàng dễ hiểu, chúng tôi sẽ gọi chung là đăng ký thương hiệu.

Tư vấn Thủ tục đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) qua Video

Tại sao phải đăng ký thương hiệu?

Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Chúng tôi sẽ nêu 1 số lý do tại sao khách hàng cần tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu của chủ sở hữu với bên khác;

– Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;

– Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;

– Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;

– Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;

– Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;

Việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách hàng, người sử dụng sản phẩm dễ dàng phân biệt được đâu là sản phẩm của Công ty A hoặc đâu là sản phẩm của Công ty B.

Khi sản phẩm trở thành phổ biến với người tiêu dùng, đó cũng là lúc sẽ có thể xuất hiện sản phẩm tương tự với thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”. Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng dừng sử dụng sản phẩm.

Do đó, để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.

Điều kiện để thương hiệu được bảo hộ?

Theo quy định tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy đinh điều kiện bảo hộ thương hiệu như sau:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Lưu ý: Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Cụ thể tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, 2022), các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

(i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

(ii) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

(iii) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

(iv) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

(v) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Thủ tục Đăng ký thương hiệu năm 2024 như thế nào?

Quy trình đăng ký thương hiệu sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu

Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Ví dụ: Khách hàng dự định đăng ký thương hiệu “TOÀN MỸ” cho sản phẩm bình nước và dự định sẽ thiết kế chữ “TOÀN MỸ” theo hướng cách điệu, khách hàng cần tiến hành tra cứu (theo bước 2) xem chữ “TOÀN MỸ” có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa? Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, khách hàng mới tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ “TOÀN MỸ” khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.

Bước 2: Phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đăng ký

Trong quá trình tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, chúng tôi thường hỏi khách hàng về lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm mà khách hàng dự định gắn nhãn hiệu lên để có cơ sở phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.

1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)

Ví dụ: Nhãn hiệu của TOYOTA sẽ đăng ký cho nhóm 12 về ô tô (gọi là nhóm sản phẩm) hoặc VINMART sẽ đăng ký cho nhóm về cửa hàng tiện lợi (gọi là nhóm dịch vụ mua bán hàng hóa)

Lưu ý: Pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.

Bước 3: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Hiện nay, tại Việt Nam có mấy hình thức tra cứu như sau:

– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là khách hàng chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo/

– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)

Lưu ý: 02 hình thức nêu trên là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (chính xác 40%), do đó, để đảm bảo kết quả chuẩn, khách hàng nên cân nhắc hình thức tra cứu sau đây

– Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: khi khách hàng sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu, các công ty dịch vụ (như Luật Hoàng Phi) sẽ tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%

Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.

Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần

Quy trình thẩm định đơn đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký thương hiệu sẽ được thẩm định theo các bước sau đây:

Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu

Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý: Thẩm định hình thức là giai đoạn 1 trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giai đoạn này khi đơn đăng ký được cục SHTT xác nhận là hợp lệ, cục SHTT sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền đăng ký.

Trường hợp đơn có thiếu xót, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn hoặc người được ủy quyền sửa chữa hoặc bổ sung thông tin thiếu trong thời gian 1 tháng tình từ ngày ra thông báo, quá thời gian nêu trên đơn sẽ bị từ chối và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn, đồng thời tốn kém thêm chi phí.

Bước 2: Đăng công báo thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu:

Thời gian công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

Giai đoạn này, Cục SHTT sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin đơn: Người nộp đơn, tổ chức đại diện, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn…vv.

Mục đích của việc đăng ký này là để bên thứ 3 có thể xem xét và đánh giá đơn đăng ký đã nộp. Trường hợp nhận thấy, nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình, bên thứ 3 có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:

Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 9 tháng.

Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?

Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký trường hợp đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.

Bước 4: Ra thông báo cấp văn bằng và tiến hành nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thực hiện: 2 tháng

Sau khi có thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký.

Với tư cách là tổ chức đại diện được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép hoạt động, Luật Hoàng Phi có đầy đủ quyền hạn, tư cách pháp lý để tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký nhãn hiệu. Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi.

Quý khách hàng có thể tham khảo sự khác biệt giữa công ty có chức năng đại diện và công ty không có chức năng đại diện để quyết định nên sử dụng dịch vụ của công ty nào.

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền

Chi phí cho việc đăng ký thương hiệu là chi phí chủ sở hữu phải nộp khi tiến hành đăng ký, chi phí đăng ký nhãn hiệu được căn cứ theo nhóm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền (có tất cả 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ.

– Chi phí cho việc tra cứu thương hiệu (nhãn hiệu):

Phí tra cứu thương hiệu là: 700.000 VND – 900.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (Tra cứu được nói đến ở đây là tra cứu chính thức, có nghĩa có thể kết luận được khả năng đăng ký được hay không? Khác với hình thức tra cứu sơ bộ mà các công ty khác hay nói là miễn phí cho khách hàng, tra cứu sơ bộ chỉ mang tính chất tham khảo và không thể kết luận được là có đăng ký được hay không?)

– Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu:

Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu là 2.500.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm).

– Chi phí cho việc cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu:

Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: 360.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm)

– Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu

Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu là khoản phí phải trả cho công ty dịch vụ khi khách hàng ủy quyền để tiến hành nộp đơn đăng ký, chi phí chúng tôi nêu trên đã bao gồm luôn phí dịch vụ đăng ký thương hiệu.

Trên đây là chi phí tối thiểu để đăng ký thương hiệu cho 01 thương hiệu với tối đa 06 sản phẩm hoặc dịch vụ trong 1 nhóm. Với các nhóm sản phẩm/dịch vụ tăng thêm, khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được báo chi phí chi tiết.

Tại sao có nhiều đơn vị báo giá đăng ký thương hiệu giá rẻ?

Có nhiều khách hàng khi tham khảo dịch vụ đăng ký của chúng tôi thường nhận xét hoặc đưa ra ý kiến phản hồi là có nhiều bên báo chi phí đăng ký thương hiệu rẻ hơn chúng tôi. Tuy nhiên, khách hàng cần đặc biệt lưu ý, việc các bên khác báo thấp hơn chúng tôi bởi các lý do sau:

– Các bên khác thường chỉ báo chi phí nộp đơn và không bao gồm phí tra cứu và phí cấp văn bằng hoặc có báo phí tra cứu nhưng thường nói là sẽ miễn phí. Tuy nhiên, hình thức tra cứu miễn phí là tra cứu sơ bộ (kết quả không có giá trị và không khẳng định được có đăng ký được hay không)

– Phí cấp văn bằng bảo hộ sẽ nộp sau khi có thông báo cấp văn bằng (thông thường kéo dài khoảng 24 tháng tính từ ngày nộp đơn). Do đó, họ sẽ thường không báo chi phí này

– Những bên báo chi phí thấp thường là công ty không có chức năng đại diện (không được Cục SHTT cấp phép hoạt động trong lĩnh vực SHTT). Do đó, họ sẽ không có đủ điều kiện và tư cách pháp lý đại diện cho khách hàng theo đuổi đơn đăng ký từ đầu đến cuối và khách hàng hoàn toàn có thể gặp rủi ro dẫn đến đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối mà không hiểu tại sao từ chối.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu tuệ sẽ được phân làm 02 loại như sau:

(i) Hồ sơ đăng ký thương hiệu trong trường hợp khách hàng tự (trực tiếp) nộp đơn đăng ký

– Mẫu thương hiệu hiệu với kích thước 8 x 8 cm (05 mẫu);

– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ: Thương hiệu VINFAST sẽ đăng ký cho sản phẩm xe ô tô (và sẽ được gọi là 1 nhóm)

– Tờ khai đăng ký thương hiệu;

Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có)

– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

(ii) Hồ sơ đăng ký thương hiệu trong trường hợp sử dụng dịch vụ của Công ty Luật Hoàng Phi

– Mẫu thương hiệu hiệu với kích thước 8 x 8 cm (05 mẫu);

– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ: Thương hiệu COCACOLA sẽ đăng ký cho sản phẩm đồ uống có gas

Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có)

– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho Công ty Luật Hoàng Phi tiến hành dịch vụ.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, Quý khách hàng sẽ phải cung cấp thêm các giấy tờ liên quan khác.

Lưu ý về hồ sơ đăng ký thương hiệu

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hiệu sẽ bao gồm 02 bản giống nhau, 1 bản sẽ được Cục SHTT trả lại cho chủ đơn đăng ký để lưu;

– Mỗi hồ sơ đăng ký sẽ được cấp 1 văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu);

– Ngôn ngữ dùng trong hồ sơ phải là tiếng Việt, các tài liệu sử dụng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Việt khi nộp bắt buộc phải được dịch sang tiếng Việt;

– Nội dung ngôn ngữ trình bày trong hồ sơ là tiếng Việt nhưng phải là từ phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để sử dụng trong hồ sơ;

– Hồ sơ có từ 02 trang trở lên cần được đánh số từng trang theo thứ tự 1-2-3-4….;

– Bố cục trình bày trong hồ sơ đăng ký thương hiệu theo chiều dọc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải;

Hướng dẫn soạn Tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu?

Việc đăng ký thương hiệu sẽ nhanh chóng và đạt kết quả tối ưu nếu như quý khách hàng lựa chọn được tổ chức thực hiện dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp. Thế nhưng, tìm được một đơn vị như thế không hề dễ dàng. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết đăng ký thương hiệu ở đâu? Chọn nhà cung cấp dịch vụ nào uy tín thì hãy tham khảo một vài kinh nghiệm nhận diện dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín sau đây:

– Yếu tố nhân sự đặt lên hàng đầu

Con người luôn là yếu tố quyết định hàng đầu trong mọi lĩnh vực và đăng ký thương hiệu cũng không ngoại lệ. Việc đăng ký thương hiệu bao gồm nhiều công đoạn: thiết kế – đăng ký – tư vấn trước và sau đăng ký. Do vậy, một đơn vị chuyên nghiệp cần phải tập hợp cả những họa sỹ, thiết kế tài ba và các luật sư, chuyên gia pháp lý cao cấp, để mỗi bộ phận có thể đảm nhận một công việc thuộc chuyên môn của mình. Đồng thời, vừa có thể làm việc kết hợp giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả công việc.

– Dịch vụ đa dạng và hoàn hảo

Không bó buộc khách hàng vào bất kỳ một gói dịch vụ nào. Thay vào đó, đơn vị chuyên nghiệp và uy tín sẽ cung nhiều gói dịch vụ khác nhau. Trong quá trình trao đổi, khách hàng nêu ra các yêu cầu, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tư vấn và giới thiệu gói dịch vụ phù hợp.

– Tư vấn trung thực, khách quan và toàn diện

Vì đăng ký thương hiệu là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao mà không phải quý khách hàng nào cũng hiểu rõ. Chính vì thế mà trong quá trình tư vấn, rất nhiều đơn vị đã thêm, bớt thông tin nhằm gây tâm lý hoang mang cho khách hàng, khiến họ sử dụng dịch vụ. Đây là điều mà một đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp không bao giờ làm. Một đơn vị uy tín sẽ tư vấn trung thực, khách quan và toàn diện mọi thông tin khách hàng quan tâm.

– Đơn vị có kinh nghiệm dày dặn

Một đơn vị có kinh nghiệm trong việc đăng ký thương hiệu sẽ đảm bảo công việc được diễn ra một cách suôn sẻ dựa trên sự linh hoạt trong việc xử lý hồ sơ, sự nhanh nhạy khi tiếp xúc với cơ quan Nhà nước, từ đó, kết quả sẽ được trao cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

– Đăng ký sớm nhất có thể

Khi đã quyết định đăng ký thương hiệu, bạn nên thực hiện đăng ký sớm nhất có thể để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của mình và tránh bị người khác đăng ký trước.

– Báo giá có thể không rẻ nhưng phải phù hợp với chất lượng

Không phải tất cả, nhưng đại đa số sản phẩm, dịch vụ giá rẻ đều kém chất lượng. Trong ngành dịch vụ đăng ký thương hiệu, để có một báo giá rẻ các nhà cung cấp sẽ phải tối giản quy trình, chuẩn bị tài liệu sơ sài… Đây là những việc làm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Do vậy, các bạn nên ưu tiên những đơn vị cung cấp coi trọng yếu tố chất lượng hơn là giá cả.

– Phải là tổ chức đại diện được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy phép hoạt động

Sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực khá đặc thù. Pháp luật sở hữu trí tuệ cho phép các đơn vị có chức năng đại diện được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép có quyền thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ công việc có liên quan để tiến hành đăng ký sở hữu công nghiệp. Do đó, trước khi quyết định lựa chọn 1 đơn vị để gửi gắm niềm tin, Quý khách hàng nên kiểm tra đơn vị đó có đáp ứng tiêu chí này hay không? Bởi nếu sử dụng dịch vụ từ những công ty không phải là tổ chức đại diện, rủi ro đến với bạn là rất lớn.

Nộp đơn đăng ký thương hiệu ở đâu?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cũng như cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Quý khách hàng có thể đến trực tiếp trụ sở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tại 384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Đơn đăng ký thương hiệu sẽ được người nộp đơn nộp tại một trong các địa chỉ sau đây:

a. Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Hà Nội

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069

b. Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại : Tel:  (028) 3920 8483 – 3920 8485     Fax: (028) 3920 8486

c. Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại thành phố Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Cục SHTT tại miền Trung (Đà Nẵng)

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0236.3889955 Điện thoại : (0236) 3889955 ;  Mobile Phone : 0903502566Fax : (0236) 3889977

Quý khách hàng có thể lựa chọn văn phòng thuận tiện nhất để nộp hồ sơ.

Mặc dù quý khách hàng có thể lựa chọn 3 địa điểm để nộp đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, việc xét nghiệm đơn và trực tiếp cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu lại là trụ sở chính của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Hà Nội. Do đó, nếu được quý khách hàng vẫn nên:

– Tự nộp đơn tại trụ sở chính của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam;

– Hoặc thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có trụ sở tại Hà Nội để thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký

Cách thức nộp đơn đăng ký thương hiệu

Đơn đăng ký thương hiệu sẽ được nộp theo các hình thức như sau:

– Trường hợp chủ sở hữu thương hiệu là cá nhân/pháp nhân Việt Nam

(i) Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tại 03 địa chỉ nhận như trên

(ii) Nộp đơn đăng ký thương hiệu tới 03 địa địa chỉ nêu trên theo đường bưu điện

(iii) Nộp đơn đăng ký thương hiệu online (trực tuyến) trên cở sở dữ liệu trực tuyến của Cục SHTT.

(iv) Sử dụng dịch vụ nộp đăng ký của công ty là tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ được Cục SHTT cấp giấy phép hoạt động

– Trường hợp chủ sở hữu thương hiệu là cá nhân/pháp nhân nước ngoài

Cá nhân/pháp nhân nước ngoài chỉ có thể nộp đơn đăng ký thông qua các các công ty là Đại diện sở hữu trí tuệ được Cục SHTT cấp phép hoạt động và Công ty luật Hoàng Phi là đơn vị có đủ điều kiện thực hiện đăng ký đơn cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu?

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp, rất nhiều khách hàng quan tâm đến việc tài liệu nào xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu, chúng tôi trả lời như sau:

Tại Việt Nam, nguyên tắc ai nộp đơn đăng ký trước sẽ được quyền ưu tiên trước, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua nhiều gian đoạn thẩm định khác nhau và mỗi giai đoạn thẩm định Cục SHTT sẽ ra thông báo cho chủ đơn đăng ký biết đơn đang ở giai đoạn thẩm định nào.

Tài liệu đầu tiên để xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu chính là bản lưu tờ khai đăng ký nhãn hiệu sau khi nộp đơn, trên tờ khai sẽ có đầy đủ thông tin liên quan đến đơn đăng ký như mẫu nhãn hiệu đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn đăng ký, ngày nộp đơn…vv.

Tiếp theo các giai đoạn thẩm định khách hàng sẽ nhận được Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, công báo điện tử công bố đơn, thông báo thẩm định nội dung, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

(Hình ảnh Văn phòng chi nhánh công ty tại Hồ Chí Minh)

Dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp tại Luật Hoàng Phi

Nếu bạn đang kiếm tìm dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền giá hợp lý, đảm bảo uy tín thì có thể tham khảo dịch vụ này tại công ty Luật Hoàng Phi. Khi sử dụng dịch vụ tại đây, quý doanh nghiệp không chỉ được tư vấn trung thực, khách quan mà còn nhận được tư vấn mang tầm chiến lược trước – trong và sau khi đăng ký thương hiệu nhằm giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình đăng ký thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ và khai thác tối đa lợi thế thương hiệu trong quá trình kinh doanh.

Bên cạnh việc tư vấn các dịch vụ liên quan đến sở hữu thương hiệu, Luật Hoàng Phi còn mang đến các dịch vụ tư vấn pháp luật, đầu tư nước ngoài và các vấn đề của doanh nghiệp (thành lập, giải thể…). Nhờ đó, mọi yếu tố liên quan đến hoạt động doanh nghiệp đều được giải quyết hoàn hảo nhất. Hầu hết mọi khách hàng đã sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi đều cảm thấy hài lòng từ phong cách làm việc, chi phí đến chế độ hậu mãi.

Công ty Luật Hoàng Phi sẽ thay bạn thực hiện các công việc

Với dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền, Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn và đưa ra ý tưởng thiết kế thương hiệu cho khách hàng trong trường hợp được yêu cầu;

– Trực tiếp thiết kế thương hiệu cho khách hàng (chúng tôi có phòng Thiết kế chuyên nghiệp và là một trong những dịch vụ mạnh của Công ty)

– Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành tra cứu chính thức để tiết kiệm chi phí cho khách hàng

– Tư vấn và hướng dẫn hoặc trực tiếp sửa đổi mẫu thương hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT, theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi ra được kết quả cuối cung

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, thông báo và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

– Tư vấn, hỗ trợ miễn phí các dịch vụ khác (nếu có)

Làm thế nào để yêu cầu dịch vụ đăng ký thương hiệu?

Khi có nhu cầu đăng ký thương hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Hoàng Phi theo nhiều hình thức khác nhau:

– Gọi đến Hotline  0981 378 999 – 0961 589 688

Trong tất cả các hình thức, gọi điện thoại đến hotline được nhiều khách hàng lựa chọn nhất nhờ tính nhanh chóng, chuẩn xác và tiện lợi. Các luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi gần như hoạt động 24/7, nên ngay khi tiếp nhận yêu cầu dịch vụ sẽ lập tức giải đáp, hướng dẫn và xử lý các thủ tục, hồ sơ cần thiết.

– Gửi yêu cầu đến Email (thư điện tử): lienhe@luathoangphi.vn

Quý khách hàng cũng có thể yêu cầu dịch vụ đăng ký thương hiệu đến hòm thư điện tử lienhe@luathoangphi.vn. Trong thư, quý khách hàng có thể trình bày luôn các vấn đề mà mình đang gặp phải để chúng tôi kịp thời xử lý. Với hình thức này, quý khách hàng cần đảm bảo nhập chính xác địa chỉ hòm thư. Bởi rất nhiều trường hợp khách hàng nhập sai địa chỉ nên thông tin yêu cầu không được phản hồi.

– Gọi đến số máy bàn 024.62852839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

Các khách hàng là doanh nghiệp thường yêu cầu dịch vụ của chúng tôi thông qua điện thoại bàn. Thế nhưng, vì hàng ngày chúng tôi tiếp nhận khá nhiều cuộc gọi từ khách hàng, nên rất có thể khi liên hệ điện thoại sẽ báo bận. Ngoài ra, do là điện thoại cố định nên chúng tôi chỉ có thể tiếp nhận cuộc gọi của khách hàng trong giờ hành chính.

– Yêu cầu chuyên viên, luật sư đến tư vấn dịch vụ đăng ký thương hiệu trực tiếp

Trường hợp khách hàng ngại di chuyển nhưng vẫn muốn được tư vấn trực tiếp có thể yêu cầu các luật sư, chuyên viên của chúng tôi đến tận nơi để hỗ trợ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại Luật Hoàng Phi chỉ có văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên các khách hàng ở khu vực khác có thể không sử dụng được hình thức này.

– Đến trực tiếp văn phòng làm việc

Đây là hình thức phù hợp với những khách hàng muốn trao đổi và hỗ trợ chuyên sâu các vấn đề liên quan đến đăng ký thương hiệu. Quý khách hàng có thể xem thông tin địa chỉ chi tiết của chúng tôi dưới chân website. Nếu sử dụng hình thức này, quý khách hàng nên liên hệ đặt lịch gặp luật sư trước, tránh trường hợp phải chờ đợi lâu.

Tóm lại, quý khách hàng hàng có thể yêu cầu dịch vụ đăng ký thương hiệu qua các thông tin sau:

– Điện thoại: 024.62852839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Hotline: 0961.589.6880981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Hoàng Phi?

– Đội ngũ thiết kế của Luật Hoàng Phi giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, tài năng, đã phục vụ hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam và nước ngoài, cho nên chỉ cần chúng tôi biết quý khách muốn gì, chúng tôi sẽ làm được hơn sự mong đợi của quý khách.

– Nhân sự tiếp nhận xử lý hồ sơ của chúng tôi là những luật sư, chuyên gia pháp lý cao cấp, thành thạo các thủ tục bên Cục Sở hữu trí tuệ nên chúng tôi biết làm thế nào để hồ sơ hợp lệ và làm thế nào để hồ sơ của quý khách được xử lý sớm nhất.

– Bên cạnh đó, chúng tôi có đội ngũ chuyên viên, luật sư lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin pháp lý làm thế nào để nhãn hiệu được sử dụng vĩnh viễn, làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi bị đối thủ xâm phạm….

– Phương châm hoạt động của Luật Hoàng Phi là luôn đặt lợi ích của khách hàng nên hàng đầu nên chúng tôi luôn: tiết kiệm thời gian cho khách hàng; tối giản giấy tờ khách hàng cần cung cấp; phục vụ tận nơi, khách hàng không cần đi lại.

Như vậy, mọi thông tin về đăng ký thương hiệu đều đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích nhiều cho quý bạn đọc, khách hàng. Có bất kỳ góp ý hoặc thông tin cần tư vấn thêm, hãy phản hồi lại cho chúng tôi qua các hình thức trên. Luật Hoàng Phi xin trân trọng cảm ơn.


Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký thương hiệu tại Việt Nam

Phạm vi lãnh thổ bảo hộ sở hữu thương hiệu?

Phạm vi bảo hộ thương hiệu được xác định theo nguyên tắc lãnh thổ, chủ nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.

Ví dụ: 1 thương hiệu được nộp tại Việt Nam, sau khi được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đó sẽ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và KHÔNG được bảo hộ tại các quốc gia khác.

Trường hợp chủ thể thương hiệu muốn bảo hộ tại các quốc gia khác trên thế giới, chủ thể nhãn hiệu cần tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia muốn bảo hộ theo hình thức (i) nộp trực tiếp tại quốc gia đó (ii) nộp đơn theo nghị định thư Madrid.

Có nên lựa chọn tên Công ty để Đăng ký thương hiệu không?

Theo quy định của Luật, tên Công ty là tên thương mại: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên thương mại sẽ KHÔNG được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu (thương hiệu).

Ví dụ: Công ty TNHH Xây Dựng Hùng Anh sẽ không thể đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu.

Tuy nhiên, trường hợp chúng ta tách phần danh từ riêng của tên Công ty. Ví dụ: Chúng ta dùng từ Hùng Anh đi đăng ký nhãn hiệu sẽ được chấp nhận trong trường hợp chưa có bên nào sử dụng từ Hùng Anh đi đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ.

Tại Việt Nam, thường các công ty sẽ sử dụng phần tên riêng của mình để đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu. Ví dụ: Công ty Luật TNHH Hoàng Phi có thể dùng từ Hoàng Phi để đi đăng ký cho nhóm dịch vụ tư vấn pháp luật hay dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ.

KẾT LUẬN: Doanh nghiệp KHÔNG thể sử dụng toàn bộ tên Công ty để đi đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) nhưng có thể sử dụng phần danh từ riêng đi Đăng ký nhãn hiệu như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Tôi muốn biết Thương hiệu của mình có chắc chắn nộp đơn đăng ký là được cấp giấy chứng nhận đăng ký thì phải làm thế nào?

Trả lời: Với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện nay trung bình 1 năm Cục SHTT sẽ nhận được khoảng 35 – 37.000 đơn đăng ký thương hiệu từ khách hàng trong và ngoài nước với các sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Do đó, việc 1 thương hiệu dự định đăng ký có thể trùng hoặc tương tự với thương hiệu khác đã được nộp đơn đăng ký trước đó là hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, thương hiệu sau khi nộp sẽ bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệ đã đăng ký trước đó.

Do đó, để có thể biết được thương hiệu sau khi nộp đơn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký, khách hàng cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

– Thiết kế, lựa chọn tên thương hiệu đăng ký: Việc thiết kế hoặc lựa chọn tên đăng ký cần chú ý yếu tố ý tưởng của mình, không nên đi tham khảo hoặc nhái ý tưởng của bên khác đã có trước đó vì sẽ rất dễ làm cho thương hiệu bị coi là tương tự và không có khả năng đăng ký.

– Tra cứu đánh giá thương hiệu: Trước khi nộp đơn đăng ký thương hiệu, chủ đơn nên tiến hành tra cứu xem khả năng đăng ký thương hiệu, việc tra cứu có thể được thực hiện thông qua (i) Tra cứu trên google (ii) tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến từ cục SHTT (iii) tra cứu trực tiếp với chuyên viên đăng ký

Lưu ý: Tra cứu theo mục (i); (ii) nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và khả năng chính xác chỉ khoảng 50%, tra cứu mục (iii) khả năng đánh giá chính xác là trên 90% (mục (iii) phải thực hiện thông qua tổ chức đại diện quyền SHTT)

Kết luận: Để chắc chắn về khả năng đăng ký  khi nộp đơn đăng ký thương hiệu, khách hàng có thể tham khảo ý kiến nêu trên, đặc biệt cần lưu ý việc tra cứu

Câu hỏi 2: Tôi có nghe nói đến nhóm sản phẩm/dịch vụ trong quá trình đăng ký thương hiệu nhưng không hiểu thế nào là nhóm, cách phân nhóm như thế nào? Tôi muốn đăng ký thương hiệu sản phẩm máy tính thì làm sao?

Trả lời: Hiện nay có rất nhiều khách hàng vẫn hiểu nôm na hoặc yêu cầu đơn giản là tôi muốn đăng ký thương hiệu công ty (để dùng trên bộ nhận diện thương hiệu…vv) và không biết hoặc không hiểu nhóm sản phẩm/dịch vụ là như thế nào.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu không để đứng độc lập được mà phải đăng ký cho 1 sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định có 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ và tùy thuộc vào từng sản phẩm/dịch vụ sẽ được phân vào nhóm nào.

Phạm vi quyền và phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng muốn đăng ký. Trường hợp cụ thể nêu trên, khách hàng đăng ký cho sản phẩm máy tính sẽ được phân vào nhóm 09.

Như vậy, khi tiến hành đăng ký khách hàng cần xác định được phạm vị bảo hộ cho thương hiệu của mình thông qua việc gắn lên 1 sản phẩm/dịch vụ gì đó. Ví dụ: Thương hiệu TOYOTA sẽ được đăng ký cho nhóm ô tô (nhóm 11) hoặc Thuốc chữa bệnh sẽ được đăng ký cho nhóm 05 hoặc thương hiệu Con Cưng (chuỗi cửa hàng mẹ và bé) sẽ được đăng ký cho nhóm dịch vụ mua bán hàng hóa

Đăng ký thương hiệu cho cá nhân hay công ty?

Chào Luật sư, tôi là 1 cá nhân và đang muốn lấy tên thương hiệu cho sản phẩm trà sữa do tôi tự nghiên cứu ra cách pha chế mới, tôi chưa thành lập Công ty. Luật sư cho tôi hỏi, cá nhân có đăng ký được thương hiệu sản phẩm hay không, trường hợp đăng ký được sau này sau khi thành lập công ty, tôi có thể chuyển thương hiệu sang công ty được không?

Trả lời:

Cảm ơn Anh, về câu hỏi của Anh chúng tôi tư vấn như sau:

– Quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm: Luật SHTT cho phép chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, tổ chức được đăng ký nộp đơn đăng ký cho thương hiệu mà chủ sở hữu kinh doanh. Do đó, việc Anh đang là cá nhân và muốn đăng ký thương hiệu là hoàn toàn được chấp nhận.

Quy trình, thủ tục, chi phí nộp đơn đăng ký trường hợp chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, tổ chức là như nhau. Anh có thể tham khảo bài đăng ký thương hiệu cá nhân để biết chi tiết về thủ tục này.

– Sau khi đơn đăng ký được nộp hoặc đã được cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký, Anh thành lập công ty và muốn chuyển chủ sở hữu từ cá nhân sang công ty, anh có thể tiến hành thủ tục này một cách rất dễ dàng. Hồ sơ cho việc chuyển nhượng bao gồm:

+ Hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký thương hiệu hoặc giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

+ Tờ khai đăng ký chuyển nhượng

+ Giấy ủy quyền tiến hành thủ tục

+ Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký (trường hợp đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận)

Thời gian ghi nhận việc chuyển nhượng thông thường sẽ từ 03-05 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng.

Phân biệt sự khác nhau giữa thuật ngữ đăng ký thương hiệu sản phẩm và đăng ký thương hiệu dịch vụ?

Công ty tôi là đơn vị sản xuất và kinh doanh hàng thời trang, ngoài việc sản xuất sản phẩm, chúng tôi còn mở các cửa hàng kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau để có thể đưa sản phẩm tới khách hàng 1 cách tốt nhất. Luật sư cho tôi hỏi vậy, thương hiệu sẽ được đăng ký như thế nào?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

1 Thương hiệu sẽ được bảo hộ khi nó được gắn với 1 sản phẩm hay 1 dịch vụ nào đó, do đó, sẽ có 02 đối tượng đăng ký thương hiệu là đăng ký thương hiệu sản phẩm (gắn lên 1 sản phẩm cụ thể nào đó) và đăng ký thương hiệu dịch vụ (gắn với 1 dịch vụ nhất định nào đó)

Trường hợp cụ thể bên bạn vừa sản xuất vừa kinh doanh có nghĩa bạn vừa gắn thương hiệu lên sản phẩm thời trang vừa treo biển hiệu thương hiệu ở cửa hành thời trang, để tối đa quyền cho bạn với thương hiệu, bạn sẽ đăng ký thương hiệu cho 02 nhóm là nhóm sản phẩm và nhóm dịch vụ. Cụ thể:

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm quần áo (nhóm sản phẩm)

– Đăng ký thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh quần áo (nhóm dịch vụ)

Như vậy, sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ được thể hiện dưới hình thức đăng ký (i) đăng ký cho 1 sản phẩm cụ thể (quần áo, ô tô, xe máy….vv) (ii) đăng ký cho 1 dịch vụ (dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ nhà hàng, khách sạn….vv)

Có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu online (trực tuyến) được không?

Trả lời: Hiện nay Cục SHTT đang áp dụng 2 hình thức nộp đơn đăng ký (i) nộp đơn trực tiếp tại văn phòng cục tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (ii) nộp đơn đăng ký trực tuyến qua cổng thông tin có địa chỉ là: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do, chủ sở hữu có thể tham khảo và lựa chọn hình thức nộp đơn phù hợp.

Đơn đăng ký nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn đăng ký có được hoàn phí nộp đơn không?

Trả lời: Trường hợp sau khi thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ và bị từ chối, người nộp đơn sẽ không được hoàn lại chi phí đã nộp khi đăng ký.

Tôi thường nghe trên các phương tiện truyền thông dùng cụm từ “nhãn hiệu”, thương hiệu”, đăng ký thương hiệu khác đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Trả lời: Cả hai thuật ngữ “thương hiệu” và “nhãn hiệu” đều được sử dụng để chỉ các đặc trưng đại diện cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt nhất định giữa hai khái niệm này:

Thương hiệu (Brand): thường ám chỉ đến tên và hình ảnh của công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm những gì mà khách hàng nghĩ về khi nhắc đến tên của thương hiệu đó, chẳng hạn như giá trị, sự khác biệt và hình ảnh. Nhãn hiệu (Trademark): là một biểu tượng được sử dụng để đại diện cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhãn hiệu bao gồm các ký hiệu, tên và logo của sản phẩm hoặc dịch vụ đó, và thường được sử dụng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ đó với các sản phẩm hoặc dịch vụ khác. Tóm lại, thương hiệu ám chỉ đến tên và hình ảnh của một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khi nhãn hiệu chỉ đến biểu tượng được sử dụng để đại diện cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thời gian nộp đơn đăng ký thương hiệu mất bao lâu? Tôi có thể sử dụng thương hiệu ngay sau khi nộp đơn không?

Trả lời: Thơi gian đăng ký thương hiệu sẽ được dựa theo các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký thương hiệu. Cụ thể:

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 1-2 tháng

– Công bố đơn đăng ký thương hiệu: 1-2 tháng

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký: 18-22 tháng

– Thông báo cấp văn bằng bảo hộ đơn: 01-02 tháng

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu mất khoảng từ 21 – 25 tháng hoặc có thể lâu hơn phụ thuộc vào từng giai đoạn đơn đăng ký.

Việt Nam áp dụng quyền ưu tiên cho chủ thể nộp đơn đăng ký trước theo nguyên tắc ai nộp đơn trước sẽ được quyền ưu tiên trước. Do đó, sau khi tra cứu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có thể đăng ký, chủ sở hữu nên nộp đơn đăng ký ngay để lấy ngày ưu tiên và được sử dụng nhãn hiệu ngay sau khi nộp xong.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (32 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi