Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự?
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 15471 Lượt xem

Tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự?

Tội loạn luân là người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Loạn luân là một trong những tội phạm được quy định tại chương XIV các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Ngoài ra tội phạm này còn xâm phạm đến quan hệ hôn nhân gia đình được pháp luật bảo vệ. Qua nội dung bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giúp Quý độc giả làm rõ về tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự hiện hành.

Tội loạn luân là gì?

Điều 184 Bộ luật hình sự quy định tội loạn luân như sau:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Quy định của pháp luật về Tội loạn luân

Tội loạn luân hiệu nay được quy định tại Điều 184 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tội loạn luân được xác định là tội phạm hoàn thành kể từ khi hai người nam và nữ có cùng dòng máu trực hệ thực hiện hành vi giao cấu. Hậu quả của hành vi loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này. Trường hợp có hành vi giao cấu giữa con nuôi với cha mẹ nuôi; cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội này.

Các yếu tố cấu thành tội loạn luân theo Bộ luật hình sự?

Chủ thể của tội loạn luân

Chủ thể của tội loạn luân là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, là những người có quan hệ huyết thống, có cùng dòng máu trực hệ, là anh chi em cùng cha mẹ, anh chi em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau.

Khách thể tội loạn luận

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật ghi nhận, làm ảnh hưởng tới các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tục cũng như đem lại những hệ lụy về giống nòi.

Mặt khách quan tội loạn luận

Căn cứ Mục 6 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:

– Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

– Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phái xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015),

Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015); trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điểu 142 Bộ luật Hình sự 2015).

Mặt chủ quan

Tội loạn luân được thực hiện với lỗi cố ý, tức là, người phạm tội phải biết rõ người kia có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện

Trên thực tế có những trường hợp vô ý, không biết người quan hệ với mình có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình. Những trường hợp này không thỏa mãn yếu tố về mặt chủ quan để cấu thành tội loạn luân.

Tội loạn luân bị xử phạt như thế nào?

Người phạm tội loạn luân bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án, Tòa án quyết định mức hình phạt cụ thể cho người phạm tội.


Phạm tội loạn luân có thể được hưởng án treo?

Gửi Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: bạn tôi đang bị cơ quan công an điều tra về tội loạn luân. Nếu bạn tôi phạm tội này thì bị phạt thế nào, có thể được hưởng án treo không? Tôi cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: Về hình phạt đối với tội loạn luân:

Theo quy định tại Điều 184 Bộ Luật Hình sự 2015 người phạm tội loạn luân là người giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Hình phạt với tội này sẽ là bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Nếu bạn của bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì khi quyết định hình phạt, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các yếu tố khác theo quy định của pháp luật để quyết định một hình phạt cụ thể.

Thứ hai: Về việc hưởng án treo:

Theo quy định pháp luật, án treo không phải là một hình phạt như cải tạo không giam giữ mà là một hình thức chấp hành, được thực hiện bằng việc quyết định thời gian thử thách với người phạm tội bị phạt tù, trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo chịu sự giám sát, giáo dục của cơ qua, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.

Khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 quy định về điều kiện hưởng án treo như sau:

” 1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì các điều kiện hưởng án treo là:

– Bị phạt tù không quá 3 năm;

– Có nhân thân tốt;

– Có 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm trở lên gồm: ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015;

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát và giáo dục;

– Xét thấy không phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho hưởng án treo không không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xâu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Vì bạn không đề cập đến các tình tiết cụ thể với trường hợp bạn của bạn, do đó, Luật Hoàng Phi không thể tư vấn sâu hơn. Nếu khi quyết định hình phạt, bạn của bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì Tòa án có thể quyết định cho bạn của bạn hưởng án treo.

Tư vấn tội loạn luận qua tổng đài tư vấn

Xét về góc độ thực tế, hành vi phạm tội loạn luân khá nhạy cảm và khó giãi bày, mở lời. Nhiều người có nhu cầu tư vấn nhưng e ngại bị biết thông tin cá nhân, quyền với bí mật riêng tư không được bảo đảm. Mặt khác, nhiều người độc quy định pháp luật nhưng thiếu chuyên môn, kinh nghiệm dẫn đến việc áp dụng, thực hiện sai quy định về tội phạm này. Vậy làm sao khi có những thắc mắc về tội loạn luân?

Khi cần giải đáp các thắc mắc như:

– Xác định hành vi cấu thành tội Loạn luân;

– Năng lực chịu trách nhiệm hình sự tội loạn luân;

– Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tội loạn luân;

– Tăng năng trách nhiệm hình sự tội loạn luân;

– Tố cáo tội loạn luân;

– Hình phạt với tội loạn luân;

– Trách nhiệm hình sự khi phạm tội chưa đạt, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;….

Quý vị có thể nhanh chóng nhấc máy gọi tới số 19006557. 19006557 là Tổng đài giải đáp thắc mắc về pháp luật qua điện thoại đảm bảo nhanh chóng, chính xác và miễn phí. Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn không ngừng làm mới bản thân bằng việc cập nhật các quy định mới, chúng tôi luôn nhận được những phản hồi tốt từ khách hàng. Rất nhiều khách hàng hài lòng với chất lượng tư vấn đã liên hệ lại và lựa chọn chúng tôi làm người bạn đồng hành về pháp lý trong cuộc sống của mình. Khi kết nối tới Tổng đài, Quý vị hoàn toàn yên tâm bởi bí mật cá nhân được bảo mật tuyệt đối, các thông tin mà chúng tôi chia sẻ kết hợp giữa yếu tố pháp luật và góc độ thực tế giúp Quý khách có được sự lựa chọn đúng đắn khi thực hiện, ra quyết định cho mình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (31 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi