Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 2754 Lượt xem

Hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật mới nhất

Kính gửi Luật Hoàng Phi, tôi là tác giả của tác phẩm và đã được đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền, thời gian gần đây tôi phát hiện một số người đã sử dụng tác phẩm của tôi nhưng lại ghi tác giả của người khác, Luật Hoàng Phi vui lòng cho tôi biết các trường hợp được coi là xâm phạm quyền tác giả, tôi xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Xâm phạm quyền tác giả là một trong những hành vi vi phạm pháp luật và có quy định cụ thể về hình thức xử phạt. Theo đó,nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định?, ví dụ về xâm phạm quyền tác giả? và các hành vi cụ thể về xâm phạm quyền tác giả? 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những vướng mắc trên của quý vị theo quy định pháp luật hiện hành.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả là gì?

Hành vi xâm phạm quyền tác giả là một hành vi xâm phạm về quyền nhân thân và quyền tài sản đối với chủ sở hữu quyền tác giả, theo đó hành vi này được thực hiện nhằm mục đích để xâm phạm trực tiếp đến chủ sở hữu quyền tác giả hoặc với mục đích để thu lợi bất chính. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả

Câu hỏi: Kính gửi Luật Hoàng Phi, tôi là tác giả của tác phẩm và đã được đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền, thời gian gần đây tôi phát hiện một số người đã sử dụng tác phẩm của tôi nhưng lại ghi tác giả của người khác, Luật Hoàng Phi vui lòng cho tôi biết các trường hợp được coi là xâm phạm quyền tác giả, tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Kính gửi Quý khách hàng, theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định bao gồm các hành vi sau đây.

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, hành vi sử dụng tác phẩm dưới hình thức Mạo danh người khác  là hành vi xâm phạm quyền tác giả, trong trường hợp này, khách hàng có thể liên hệ với cơ quan chức năng để tiến hành các biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả của cá nhân nêu trên.

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả

Để quý vị hiểu rõ hơn về hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ điển hình sau đây:

Một bộ phim mới được công chiếu và được chiếu tại rạp phim A. Anh B là người đã mua vé để vào rạp xem phim, tuy nhiên trong quá trình xem anh B đã tự ý sử dụng điện thoại của mình để quay lại một số đoạn trích trong bộ phim này với mục đích để đăng tải trên trang facebook của mình với mục đích lưu trữ và chia sẻ cho bạn bè cùng xem.

Như vậy, hành vi của anh B là một hành vi trái pháp luật, cụ thể là xâm phạm quyền tác giả do anh B đã không được sự cho phép của tác giả mà tự ý đăng clip lên mạng truyền thông.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi