Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Hung khí nguy hiểm là gì? Dùng hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích?
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 17683 Lượt xem

Hung khí nguy hiểm là gì? Dùng hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích?

“Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Thực tế thấy được rằng đối với một số tội phạm như cố ý gây thương tích, tội giết người người phạm tội thường sử dụng các hung khí, vũ khí để gây án. Vậy Hung khí nguy hiểm là gì? Dùng hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích? như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung bài viết sau.

Hung khí nguy hiểm là gì?

Hung khí nguy hiểm là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hung khí nguy hiểm nêu trên.

Tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn:

Về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự

–  Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).

–  Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

–  Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

–  Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

– Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…

–  Thủ đoạn nguy hiểm là thủ đoạn đã được hướng dẫn tại điểm 5.1 mục 5 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP).

Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tôi cao thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích cho B thì thuộc trường hợp “dùng hung khí nguy hiểm”.

Lưu ý: Những văn bản trên đã hết hiệu lực nên chỉ có ý nghĩa trong quá trình tham khảo giải quyết một số vụ án có liên quan.

Dùng hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích?

Dùng hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công. Dùng dao nhọn gây thương tích cho người khác sẽ bị áp dụng tình tiết dùng hung khí nguy hiểm.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật hình sự về những nội dung có liên quan đến các tình tiết định tội, định khung khác trong tội cố ý gây thương tích như sau:

Trường hợp nào cố ý gây thương tích bị áp dụng tình tiết phạm tội ” đối với thầy giấy, cô giáo của mình?

Trả lời:

Căn cứ Tiểu mục 3.3 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tốỉ cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:

Tình tiết đối với thầy giáo, cô giáo của mình quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự:

1. Chỉ áp dụng tình tiết “đối với thầy giáo, cô giáo của mình” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Nạn nhân phải là thầy giáo, cô giáo tức là người đã hoặc đang làm công tác giảng dạy theo biên chế hoặc theo hợp đồng tại cơ quan, tổ chức có chức năng giáo dục, đào tạo, dạy nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

b) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân là vì lý do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề của họ đối với bị cáo, không phân biệt nhiệm vụ đó đã được thực hiện hay đang được thực hiện và không kể thời gian dài hay ngắn;

c) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11%.

2. Chỉ áp dụng tình tiết “đối với thầy giáo, cô giáo của mình” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự đê xét xử bị cáo theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.l và a.2 tiểu mục 3.3 này;

b) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11% đến 30%.

3. Chỉ áp dụng tình tiết “đối với thầy giáo, cô giáo của mình” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.l và a.2 tiểu mục 3.3 này;

b) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% đến 60%.

Căn cứ vào các quy định trên, người phạm tội cố ý gây thương tích bị áp dụng tình tiết tăng nặng đối với thầy giáo, cô giáo của mình trong trường hợp nạn nhân phải là thầy giáo, cô giáo tức là người đã hoặc đang làm công tác giảng dạy theo biên chế hoặc theo hợp đồng tại cơ quan, tổ chức có chức năng giáo dục, đào tạo, dạy nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; Cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân là vì lý do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề của họ đối với bị cáo, không phân biệt nhiệm vụ đó đã được thực hiện hay đang được thực hiện và không kể thời gian dài hay ngắn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (25 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi