Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động theo quy định của pháp luật
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1587 Lượt xem

Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động theo quy định của pháp luật

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động được bảo đảm quyền tham gia và quyền hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

 

1. Khái niệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

– Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.

– Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

– Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động theo quy định của pháp luật

Vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội

2. Bình luận và phân tích vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động được bảo đảm quyền tham gia và quyền hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Trước đây, khi chưa có luật chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, các quyền lợi của người lao động nói chung (bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…) được áp dụng theo quy định của BLLĐ. Khi Luật Bảo hiểm xã hội ra đời, các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội do Luật Bảo hiểm xã hội điều chỉnh.

Từ đó, BLLĐ năm 2019 chỉ quy định hai nội dung chủ yếu: trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội đối với người lao động mà họ sử dụng và tuổi nghỉ hưu của người lao động, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động.

Với tinh thần đó, Điều 168 chủ yếu quy định trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động mà họ sử dụng. Cụ thể:

– Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Điều 85, 86), Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Điều 13, 14) và Luật Việc làm năm 2013 (Điều 57, 58) để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế cho người lao động hưởng.

Tại sao người sử dụng lao động lại phải có trách nhiệm này? Lý do giải thích cho câu hỏi này xuất phát từ vị thế của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Người sử dụng lao động là bên mua sức lao động của người lao động đem vào quá trình công tác hoặc sản xuất kinh doanh. Trong quá trình lao động này, người lao động làm việc dưới quyền quản lý của người sử dụng lao động và có thể phải chịu những rủi ro (ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mang thai và sinh con, mất việc làm…) không thể đi làm, gián đoạn hoặc mất thu nhập và vì thế không có tiền để đảm bảo đời sống bản thân và gia đình.

Để góp phần vừa đảm bảo đời sống, sức khỏe cho người lao động để họ nhanh chóng trở lại làm việc, vừa chia sẻ rủi ro và như là hình thức “bồi thường” cho người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia đóng phí vào quỹ tiền tệ tập trung do nhà nước tổ chức thực hiện tạo nguồn chi trả cho người lao động khi có đủ điều kiện. Đây là trách nhiệm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, nhằm cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản của luật lao động là luôn kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Trách nhiệm này không chỉ quy định ở pháp luật Việt Nam mà còn là quy định chung của pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Khi người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (đóng phí bảo hiểm xã hội), thì tùy từng trường hợp, người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm 5 chế độ: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Tương tự, khi tham gia bảo hiểm y tế, người lao động có thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh, điều trị, thuốc men… Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được hưởng các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm, hỗ trợ học nghề, chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp… Điều kiện hưởng đối với mỗi chế độ cụ thêđược quy định tại các luật chuyên ngành hiện hành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và luật việc làm.

Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động theo quy định của pháp luật

Ngoài các hình thức bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp như đã nêu trên), pháp luật còn khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm tốt nhất về tâm lý và điều kiện sống cho người lao động khi gặp rủi ro. Tuy nhiên, đây là hình thức bảo hiểm xã hội mang tính tùy nghi, tự nguyện, hơn nữa do pháp luật không quy định cụ thể hình thức bảo hiếm xã hội khác là hình thức bảo hiểm xã hội nào, vì thế quy định này cũng ít khả thi trên thực tế.

Khi người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội mà đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động. Vì trong thời gian này người lao động không đi làm và vì thế về nguyên tắc không được hưởng lương. Hơn nữa, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp thu nhập cho người lao động khi gặp rủi ro trên cơ sở đã đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội, nên quỹ bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp nhằm giúp người lao động bảo đảm đời sống trong thời gian này. Quy định như vậy là họp lý, vừa bảo đảm nguyên tắc của bảo hiểm xã hội “có đóng mới có hưởng”, đồng thời thể hiện đúng bản chất của tiền lương, góp phần giảm gánh nặng về chi phí từ doanh thu của đơn vị cho người lao động, tăng cường trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động đối với người lao động.

– Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động không phải đóng phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào quỹ như trường hợp trên. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả kèm thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, để người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo các hình thức khác (theo hộ gia đình) hoặc tự tích lũy một khoản tiền để đảm bảo đời sống khi có sự kiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi gián đoạn thu nhập, ốm đau… hoặc mất việc làm xảy ra. Những lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 181 BLLĐ, khoản 5 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

(Ví dụ: lao động giúp việc gia đình, lao động đang hưởng lương hưu, lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng…). Người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 181 BLLĐ, khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2014 (Ví dụ: lao động giúp việc gia đình, lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng…). Người lao động không thuộc đổi tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 (Ví dụ: lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, lao động giúp việc gia đình, lao động đang hưởng lương hưu).

Như vậy, so với trước đây, quy định tại Điều 186 khá cụ thể và rõ ràng, nhằm tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật, hoặc bị mất việc làm. Tuy nhiên, việc quy định trong khoản 3 về trách nhiệm của người sử dụng lao động chi trả “tiền nghỉ phép năm” cùng lúc với tiền lương hằng tháng trong điều luật này không phù hợp về nội dung vấn đề tại điều luật, do đó nên chuyển về Điều 114 cho thống nhất và thuận lợi hơn trong quá trình áp dụng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi