Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Hồ sơ Đăng ký sáng chế 2024 gồm những gì?
  • Thứ hai, 29/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 3236 Lượt xem

Hồ sơ Đăng ký sáng chế 2024 gồm những gì?

Để nộp đơn đăng ký sáng chế, trước hết người nộp đơn phải chuẩn bị được bộ hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam được quy định tại thông tư 01/2007/BKHCN.

Muốn đăng ký sáng chế cần tiến hành thủ tục như thế nào? Hồ sơ đăng ký gồm những gì? Cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để có câu trả lời:

Sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kỹ thuật ở đây là tập hợp những thông tin về cách thức và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.

Khi nào cần đăng ký sáng chế?

Chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế trước thời điểm sáng chế được công bố và sử dụng lưu hành trên thị trường bởi điều kiện về tính mới của sáng chế (sáng chế chưa được bộc lộ trước thời điểm nộp đơn) là một trong những 3 điều kiện để 1 sáng chế được bảo hộ khi tiến hành thủ tục đăng ký.

Lý do phải đăng ký sáng chế?

Việc đăng ký sáng chế tại cơ quan chức năng sẽ đảm bảo cho chủ sở hữu sáng chế (nhà sáng chế) có thể bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình trước các hành vi xâm phạm của bên khác.

Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ sáng chế còn mang lại những lợi ích sau:

Sáng chế được sử dụng và áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu; (nhận được khoản phí thông qua bán sản phẩm sáng chế)

Sáng chế được đăng ký và cấp giấy chứng nhận sẽ giúp nhà sáng chế có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký bởi bên thứ ba;

Khi có tranh chấp xảy ra với bên thứ 3 về chủ sở hữu sáng chế, việc đăng ký sẽ giúp nhà sáng chế có thể chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ;

Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ 3 để thu chi phí chuyển nhượng;

Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam gồm những hồ sơ gì, chủ sáng chế phải cung cấp những thông tin gì để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký sáng chế.

Điều kiện bảo hộ sáng chế?

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tính mới;

– Có trình độ sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tính mới;

– Không phải là hiểu biết thông thường;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là:

– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

– Cách thức thể hiện thông tin;

– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

– Giống thực vật, giống động vật;

– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký sáng chế?

Hồ sơ đăng ký sáng chế bao gồm những tài liệu sau đây:

02 Đơn đăng ký sáng chế theo mẫu của Cục SHTT;

02 bản mô tả sáng chế (được viết theo hướng dẫn bao gồm hình ảnh hoặc bản vẽ kỹ thuật);

Bản tóm tắt sáng chế;

Yêu cầu bảo hộ sáng chế;

Chứng từ nộp phí và lệ phí;

Giấy ủy quyền (nếu thực hiện thông qua đai diện sở hữu công nghiệp);

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)​;

+ Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.

+ Đối với các đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam thì ngoài các tài liệu nêu trên, cần phải cung cấp các tài liệu sau đây: Công bố đơn PCT, Báo cáo Xét nghiệm Sơ bộ Quốc tế (PCT/IPER/409) (nếu có), Thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có), Báo cáo Kết quả Tra cứu Quốc tế (PCT/ISA/210)…

Đối với trường hợp này, có thể bổ sung bản gốc của Giấy Uỷ Quyền trong thời hạn là 34 tháng tính từ ngày ưu tiên. Các thông tin cần cung cấp:

(i) Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn;

(ii) Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của tác giả sáng chế/giải pháp hữu ích;

(iii) Tên của sáng chế/giải pháp hữu ích;

(iv) Số đơn ưu tiên, ngày ưu tiên và nước ưu tiên của đơn (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên);

(v) Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam).

Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế ở đâu?

Hồ sơ đăng ký sáng chế sẽ được nộp tại các địa chỉ sau đây:

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại Hà Nội

Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại Hà Chí Minh

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại thành phố Đã Nẵng

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế 

Phạm vi xét nghiệm nội dung đối với đơn sáng chế, giải pháp hữu ích cũng giống như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế được dựa trên cơ sở tự nguyện.

– Việc kiểm nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích khó khăn hơn kiểm nghiệm hình thức vì chúng ta không có đủ khả năng kiểm nghiệm nội dung cho tất cả các loại sáng chế, nhất là các ngành công nghệ cao như điện tử, hoá chất. Để kiểm nghiệm nội dung đối tượng này cần phải có các chuyên gia tầm cỡ “một người trung bình trong cùng ngành kỹ thuật tương ứng.” Hiện nay trên thế giới chỉ có vài chục cơ quan patent (sáng chế) có đủ các chuyên gia như vậy (Ví dụ USPTO của Hoa Kỳ, EPO của Châu Âu, JPO của Nhật Bản)

– Ứng với một điểm thuộc yêu cầu bảo hộ, GPKT được coi là có trình độ sáng tạo nếu việc đưa dấu hiệu cơ bản khác biệt vào tập hợp các dấu hiệu cơ bản của GPKT là kết quả của hoạt động sáng tạo và không phải là kết quả hiển nhiên của hiểu biết thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. GPKT bị coi là không có trình độ sáng tạo nếu các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên. Có nghĩa là bất kỳ một người nào có hiểu biết trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương ứng. Ví dụ, một cục phấn kết hợp với giẻ lau sẽ ra được “dụng cụ vừa viết vừa xoá.” GPKT cũng không có tính sáng tạo nếu là sự kết hợp đơn giản của các GPKT đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng GPKT đã biết.

Ví dụ sự kết hợp giữa dao và kéo để trở thành dao đa năng Trường hợp phổ biến bị tự chối nhất của GPKT là các dấu hiệu cơ bản đồng nhất hoặc tương đương dấu hiệu cơ bản của GPKT nào đó đã biết. Ở đây, hai dấu hiệu được coi là đồng nhất nếu có cùng bản chất. Hai dấu hiệu được coi là tương đương nếu có bản chất tương tự nhau, có cùng mục đích và cách thức đạt được mục đích cơ bản là giống nhau. Ví dụ GPKT “bàn gắn bánh xe” có dấu hiệu cơ bản khác biệt là “bánh xe”. Dấu hiệu này trùng với dấu hiệu “bánh xe” của GPKT “ghế gắn bánh xe”. Như vậy GPKT về chiếc bàn gắn bánh xe sẽ không được bảo hộ dưới dạng sáng chế.

– Khi kiểm nghiệm đơn sáng chế, nếu thấy đơn không đủ tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ yêu cầu chủ thể nộp đơn sửa thành đơn giải pháp hữu ích và ngược lại, người làm đơn cũng có thể sửa đổi đơn của mình thành đơn sáng chế nếu thấy đủ điều kiện. Trong quá trình kiểm nghiệm, các chủ thể có thể sửa đổi nội dung của đơn, nhưng không được làm thay đổi nội dung và khối lượng bảo hộ. Quy định như vậy là để tránh tình trạng “nộp đơn giữ chỗ”, rồi sau đó sẽ bổ sung cho đủ điều kiện để cấp bằng. Một vài nước trên thế giới (như Hoa Kỳ) vẫn cho phép tình trạng “nộp đơn giữ chỗ” như vậy.

Trên đây là tư vấn của Luật Hoàng Phi về hồ sơ đăng ký sáng chế, trường hợp cần thêm thông tin tư vấn, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Đăng ký thương hiệu phòng khám da liễu

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu phòng khám da liễu. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi