Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2967 Lượt xem

Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 là một trong những văn bản pháp luật quy định về tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức với các sáng tạo trí tuệ của mình.

Sở hữu trí tuệ là một khái niệm càng ngày càng trở nên quen thuộc với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam. Song không phải vì quen thuộc, nhắc đến nhiều mà mọi người hiểu được các nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cũng như giải đáp được câu hỏi Sở hữu trí tuệ là gì?

Hiểu được những hạn hẹp của Khách hàng về các thông tin tài sản sở hữu trí tuệ, nên trong bài viết ngày hôm nay, Luật Hoàng Phi thực hiện bài viết dưới đây. Chúng tôi hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ làm Khách hàng có cái nhìn chính xác về tài sản trí tuệ này.

Sở hữu trí tuệ là gì?

Và Sở hữu trí tuệ là sự sở hữu của cá nhân, tổ chức, có quyền sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó. Nói cụ thể hơn sở hữu trí tuệ chính là sở hữu các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật và công nghiệp.

Tính đến hiện tại thì chưa có văn bản nào giải thích về tài sản trí tuệ là gì cũng như việc sở hữu trí tuệ được hiểu như nào? Song từ hoạt động thực tế, chúng ta có thể hiểu trí tuệ là sự sáng tạo, tìm hiểu dựa vào năng lực của con người, thông qua hoạt động nghiên cứu, học tập, áp dụng kiến thức khoa học để tạo ra các tài sản trí tuệ.

Tài sản trí tuệ ngày càng được coi trọng không những trong phạm vi của một quốc gia, mà còn được bảo vệ trên phạm vi thế giới. Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, nhưng được vật chất hóa khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra sản phẩm, thay đổi công nghệ và mang lại những giá trị kinh tế, giá trị xã hội rất lớn.

Vậy sở hữu trí tuệ là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.

Kết quả của sáng tạo trí tuệ là sản phẩm khác biệt so với tài sản hữu hình như động sản và bất động sản. Sản phẩm trí tuệ là kết quả của lao động, hoạt động trí tuệ tạo ra. Hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm sáng tạo trí tuệ phản ánh tư duy sáng tạo của con người. Các ý tưởng sáng tạo trí tuệ được thể hiện bằng kết quả tồn tại khách quan.

Căn cứ vào sự biểu hiện khách quan của các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, sản phẩm sáng tạo trí tuệ được phân loại gồm các sản phẩm sáng tạo được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… Những sản phẩm này là những giải pháp kỹ thuật và là tác nhân thay đổi công nghệ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của con người.

Loại sản phẩm sáng tạo trí tuệ được thể hiện dưới hình thức nhất định, được định hình là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, phần mềm máy tính… Như vậy, quyền đối với tài sản này được xác định và được định giá bằng tiền. | Quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ là quyền tài sản.

Theo Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới năm 1967 (WIPO), sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, các bản ghi âm, chương trình phát thanh, truyền hình, các loại sáng chế, các phát minh khoa học, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, chỉ dẫn thương mại, tên thương mại và các quyền bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), quyền sở hữu trí tuệ được mở rộng bao gồm quyền đối với giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại và thông tin bí mật, nghệ thuật thể hiện truyền thống dân gian.

Quyền sở hữu trí tuệ còn được xác định đối với các khía cạnh liên quan đến thương mại. Những quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS), như quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn

Hiệp định TRIPS ký ngày 15 tháng 4 năm 1994 (có hiệu lực từ ngày 01/01/1995). Hiệp định TRIPS gồm 7 Phần với 73 điều. Nội dung Hiệp định có những quy định về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, thông tin bí mật (bí mật thương mại).

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm của các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ để phân loại.

Loại thứ nhất là quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, phần mềm máy tính và các quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền kề cận quyền tác giả).

Đặc đểm của các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan không áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra vật chất mới, hàng hóa. Những sản phẩm sáng tạo trí tuệ là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi được sử dụng mang đến cho độc giả, thính giả những hiểu biết nhất định, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, mang đến cho độc giả những giá trị thẩm mỹ, quan niệm sống, sự hiểu biết nhất định về thế giới trong quá khứ, hiện tại và viễn cảnh trong tương lai thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong hòa bình, trong chiến tranh, tình yêu, khát vọng, quan niệm về lẽ sống, về hạnh phúc, sự dũng cảm, để hèn, về chính nghĩa, phi nghĩa…

Loại thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Các sản phẩm trí tuệ thuộc nhóm này được áp dụng và sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ thu được những sản phẩm là hàng hóa chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, làm thay đổi công nghệ, tăng năng suất lao động và trong nhiều trường hợp các giải pháp kỹ thuật này làm thay đổi một nền sản xuất như một cuộc cách mạng về công nghệ. Các sản phẩm trí tuệ là tài sản vô hình, nhưng khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh được vật chất hóa là các sản phẩm hàng hóa mang giá trị kinh tế cao. Các

Loại thứ ba, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trong việc chọn giống, tạo giống, phát hiện và nhân giống mới.

Trong Từ điển tiếng Việt không giải thích rõ về cây cối, mà chỉ liệt kê một số loại cây phổ biến như cây lâu năm, cây gỗ, cây lá, dầu, cây lương thực, cây thân thảo, cây thân gỗ, cây trồng, rừng cây…

– Trước hết về cây trồng được thuần hóa, chọn lọc để trồng trọt trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp. Cây trồng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các loài cây trên Trái đất. Cây trồng được phân loại theo công dụng như cây lương thực, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây ăn quả, cây lấy sợi… Cây còn được phân theo vùng khí hậu như cây vùng nhiệt đới, ôn đới… Khái niệm về cây cối chỉ là khái niệm tương đối, không thể khái quát toàn bộ loài cây trên trái đất này.

Trên thế giới hầu như không có cá nhân nào và quốc gia nào là không có nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm để tồn tại và phát triển. Chúng ta thử hình dung nếu trên trái đất này không sản xuất và nâng cao sản lượng lương thực, thực phẩm, các loại rau quả… tương ứng với sự tăng trưởng dân số thì điều gì sẽ xảy ra?

Sự lam lũ và đói khát của nhân loại là không tránh khỏi, thậm chí là chết đói hiểu theo đúng nghĩa đen của từ này khi mà nhu cầu lương thực, thực phẩm của toàn nhân loại cao hơn nhiều lần với tổng sản lượng lương thực, thực phẩm bình quân tối thiểu theo đầu người. Vì vậy, muốn phát triển nông nghiệp thì không thể không quan tâm đến giống cây trồng nói chung và giống cây trồng mới nói riêng.

Trong sản xuất nông nghiệp thì vai trò của cây trồng là hạt nhân không thể thiếu, nếu thiếu giống cây trồng thì không thể có sản xuất nông nghiệp theo đúng nghĩa của từ này. Có giống cây trồng nhưng phải không ngừng tạo ra những giống mới trên hạt nhân của các giống tự nhiên, nguyên thủy.

Bằng phương pháp lựa chọn để tạo ra những giống mới, các nhà khoa học và những người chọn giống một mặt đã góp phần làm tăng năng xuất trong thu hoạch nông nghiệp, mặt khác đã tạo ra sự đa dạng hóa làm phong phú hơn các sản phẩm nông nghiệp cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi vùng, miền và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sống và chất lượng sống của con người.

Việc bảo vệ những người tạo ra giống cây trồng mới và giống mới đã là động lực thúc đẩy công việc tạo ra những giống cây trồng mới ngày một tốt hơn xét theo bản chất dinh dưỡng, thúc đẩy giao lưu dân sự, thương mại phát triển ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới.

Cũng như các sản phẩm sáng tạo trí tuệ khác, như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa thì việc bảo hộ giống cây trồng mới của tác giả tạo ra nó là cần thiết và quyền của tác giả sáng tạo giống cây trồng mới được các nước phát triển sớm quan tâm nhằm tìm ra cơ chế pháp luật điều chỉnh phù hợp trong quan hệ pháp luật liên quan đến loại sản phẩm trí tuệ rất đặc biệt này.

Trước tình hình cần có cơ chế bảo hộ giống cây trồng mới, Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) hình thành và phát triển. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã áp dụng luật Patent để bảo hộ giống cây trồng sinh sản vô tính. Kế sau đó vào năm 1941, Hà Lan đã ban hành Luật Bảo hộ quyền tác giả cho những người đã chọn lọc giống cây trồng và quyền đó được bảo hộ với thời hạn là 25 năm.

Quyền tài sản của tác giả giống cây trồng nguyên chúng được trích ra từ khoản quỹ do những người sản xuất kinh doanh giống thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí kinh doanh. Đối với các nước châu Âu, kể từ thập niên 50 của thế kỷ XX đã có nhiều cố gắng tìm kiếm hình thức bảo hộ phù hợp đối với giống cây trồng, một sản phẩm sinh học.

Hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà cần thiết phải mở rộng phạm vi trong mối quan hệ, hợp tác trao đổi, phổ biến các giống cây trồng mới giữa các nước.

Xuất phát từ hoàn cảnh và nhu cầu thực tế trong sản xuất nông nghiệp của các nước thì việc tạo ra và sử dụng giống cây trồng mới có ý nghĩa không những về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Kết quả đã dẫn đến sự hình thành Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới tại Paris vào năm 1961 với năm quốc gia là sáng lập viên bao gồm: Cộng hòa Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ và Italia. Công ước UPOV được các nước thành viên ký vào năm 1961 và nó có hiệu lực vào năm 1968. Kể từ năm 1968 đến nay, Công ước UPOV đã được sửa đổi nhiều lần tại Geneve vào các năm 1972, 1978 và 1991. Văn kiện mới của UPOV (Văn kiện năm 1991) có hiệu lực từ ngày 14/4/1998. Nội dung các văn kiện của UPOV thể hiện rõ các chức năng sau đây:

+ Quy định phạm vi các quyền tối thiểu mà các nước thành viên phải dành cho tác giả tạo ra giống cây trồng mới;

+ Quy định về tiêu chuẩn của các giống cây trồng mới được bảo hộ gồm 5 yếu tố:

– Tính mới;

– Tính khác biệt;

– Tính đồng nhất;

– Tính ổn định;

– Tên gọi phù hợp.

Tính đến năm 1999, UPOV đã có 42 thành viên nhưng số lượng các nước thành viên chấp nhận thi hành các văn kiện được ban hành vào các thời kỳ khác nhau là rất khác nhau. Những số liệu tổng hợp sau đây đã phản ánh đầy đủ nhận định trên: Có 11 nước chấp nhận thi hành Văn kiện năm 1991, có 29 nước theo Văn kiện năm 1978, có 02 nước chấp nhận Văn kiện năm 1961 và 1972. Theo số liệu của Văn phòng UPOV thì trong thời gian tới ít nhất sẽ có trên 90 quốc gia có Luật Bảo hộ giống cây trồng theo nguyên tắc của UPOV, trong số đó sẽ có hơn 60 quốc gia sẽ chấp nhận Văn kiện năm 1991 của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới”. Theo Văn kiện năm 1978 và Văn kiện năm 1991, Công ước UPOV có những nguyên tắc cơ bản sau:

– Văn kiện năm 1978 của UPOV quy định quyền tối thiểu của tác giả được áp dụng đối với việc sản xuất vật liệu nhân mang mục đích thương mại mà không áp dụng đối với sản phẩm thu hoạch thu được từ gieo trồng vật liệu đó. Như vậy, tác giả của giống cây trồng mới được độc quyền sản xuất nhằm mục đích thương mại, được chào bán và bán các vật liệu nhân của giống được bảo hộ. Quy định trên có tính chất mở vì nó phù hợp với những điều kiện sản xuất nông nghiệp. Một mặt nó giúp người sử dụng giống một cách thuận tiện, mặt khác cũng là nhằm để giảm thiểu những thủ tục phiền hà không cần thiết trong trường hợp người nông dân có thể tự mình nhân giống trên đồng để gieo trồng cho những vụ tiếp theo mà không nhằm mục đích kinh doanh thì không cần phải xin phép tác giả của giống đó.

Quy định trên nhằm bảo vệ những đặc quyền của nông dân trong việc sử dụng giống cây trồng mới của tác giả giống mà không nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài quyền sử dụng giống một cách trực tiếp bằng cách dùng giống cây trồng mới của tác giả gieo trên đồng ruộng của mình, người nông dân còn được phép sử dụng các giống được bảo hộ làm vật liệu ban đầu để phát triển các giống mới khác hoặc sử dụng giống đó cho các mục đích cá nhân và gia đình của mình không mang tính chất thương mại.

Những quy định trong Văn kiện năm 1978 của UPOV chỉ phù hợp với giai đoạn của những thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX mà không còn đáp ứng được những hoàn cảnh và điều kiện xã hội đã có nhiều biến động trong nội tại của các nước thành viên, của thế giới. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành khoa học, kỹ thuật đã có những bước tiến vượt bậc, trong đó có ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng.

Vì vậy, quá trình chọn giống, tạo giống và nhân giống cũng được áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật ứng dụng, do đó nội dung Văn kiện năm 1978 của UPOV không còn phù hợp nữa và sự cần thiết phải có một Văn kiện mới có nội dung phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Văn kiện năm 1991 của UPOV được ban hành. Nội dung của Văn kiện năm 1991 của UPOV có những sửa đổi so với nội dung của Văn kiện năm 1978 ở những điểm sau:

+ Yêu cầu các quốc gia thành viên phải ban hành luật bảo hộ tất cả các loài cây trồng, nhằm khuyến khích và bảo vệ các nhà chọn giống trong việc đầu tư chọn lựa, tạo giống của nhiều loài cây trồng, kể cả những loài cây trong hiện tại có diện tích gieo trồng không lớn;

+ Các nhà chọn giống có quyền giám sát đối với các hoạt động tự nhân giống của người nông dân. Nhưng mức độ giám sát của các nhà nhân giống tiến hành đối với hoạt động tự nhân giống của nông dân tùy theo pháp luật về lĩnh vực này của từng quốc gia thành viên quy định phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống. Quy định này nhằm ngăn chặn và hạn chế những người sản xuất chỉ cần mua một cây ăn quả, sau đó nhân giống vô tính hoặc còn áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để có cả vườn cây ăn quả mà không cần phải được tác giả của giống cây trồng đó đồng ý;  

+ Quyền của các nhà chọn giống được mở rộng đối với sản phẩm thu hoạch trong một số trường hợp nhất định. Do giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng và có nhiều thuận lợi trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia, một sản phẩm thu hoạch có thể được lưu thông trên phạm vi rộng ngoài quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Một giống cây trồng được bảo hộ, còn có thể lại được gieo trồng ở một quốc gia chưa áp dụng chế độ bảo hộ giống cây trồng để tạo ra sản phẩm thu hoạch đó và những sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng lại được xuất khẩu trở lại quốc gia có tác giả được bảo hộ giống cây trồng mới đó. The

Những nội dung trên của Văn kiện năm 1991 của UPOV đã phần nào ngăn chặn được hành vi sử dụng giống mới của tác giả mà không trả tiền, đồng thời cũng nhằm mục đích bảo hộ hữu hiệu các quyền, lợi ích chính đáng của các nhà chọn giống. Quy định trên khác biệt so với những quy định trong Văn kiện năm 1978 và đã giải quyết được những quan hệ không công bằng giữa những người có nhu cầu sử dụng giống và tác giả tạo ra giống cây trồng mới đó.

Đối với Việt Nam, khi chưa có văn bản pháp luật quy định bảo hộ giống cây trồng mới, việc sử dụng giống cây trồng ở Việt Nam mang tính chất tự phát. Những loại giống sau khi được công nhận là giống quốc gia được coi là tài sản chung, do vậy mọi người có nhu cầu sản xuất đều có thể khai thác, lợi ích của nhà chọn giống cho dù giống đó có giá trị kinh tế đến mức độ nào thì cũng chỉ được biết đến dưới khía cạnh nhân thân.

 Khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách hội nhập quốc tế thì việc quy định bảo hộ giống cây trồng mới là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, việc bảo hộ giống cây trồng mới ở Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân của những thói quen đã ăn sâu trong nhân dân nhất là nông dân sản xuất nông nghiệp.

Trong sản xuất nông nghiệp thường thì người nông dân tự chọn giống, mua giống theo kế hoạch sản xuất của bản thân, thậm chí theo trào lưu trồng một loại cây, một loại giống trên diện tích gieo trồng của toàn khu vực… mà không quan tâm đến giá trị hàng hóa của giống cây mình đang trống.

Việc đối giống vay giống, xin giống cây trồng thường diễn ra một cách bình thường trong nông dân. Nguồn gốc của giống, hiệu quả kinh tế của giống phần lớn không xác định được về mặt thực tế và khoa học vì người nông dân trồng giống đó đã quen. Tính chất tự phát trong sản xuất nông nghiệp của nông dân dần dần được hạn chế và xóa bỏ do chính nhu cầu của xã hội và cơ chế thị trường chi phố.

Như vậy, việc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 13/2002/NĐ-CP ngày 20/4/2001 về bảo hộ giống cây trồng mới đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu của xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Theo tinh thần của Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 13/2001/NĐ-CP) là nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc có quyền thừa kế hợp pháp các giống cây trồng mới trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời nhằm khuyến khích kịp thời các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư chọn tạo, sử dụng giống cây trồng mới, góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Ngoài ra, Nghị định số 13/2001/NĐ-CP còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cần thiết trong việc bảo hộ giống cây trồng mới của các tổ chức, cá nhân thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được bảo vệ tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Về vấn đề này, có thể viện dẫn quy định tại Điều 3 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ về nguyên tắc đối xử quốc gia: “Mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên kia đã dành cho công dân của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó”. Con g ái N Những thỏa thuận trên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là dựa trên cơ sở những mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi của các nghĩa vụ

mà các bên của Hiệp định thương mại song phương đã đồng thỏa thuận về việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, mỗi bên tối thiểu phải thực hiện các quy định có nội dung kinh tế, trong đó có Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới, năm 1978 (Công ước UPOV năm 1978), hoặc Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới, năm 1991 (Công ước UPOV năm 1991). Trong

Bên cạnh những quy định về bảo hộ giống cây trồng mới mang tính chất “mở”, còn có những nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới mang tính chất cá biệt: “Giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân trong nước chọn tạo có liên quan đến lợi ích của quốc gia cần bảo mật được thực hiện theo quy định riêng của nhà nước”.

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 quy định về quyền đối với giống cây trồng tại Phần thứ Tư từ Điều 157 đến Điều 197. Phần thứ Tư Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 đến Điều 163); Xác lập quyền đối với giống cây trồng (Điều 164 đến Điều 173); Đơn và thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ (Điều 174 đến 184); Nội dung quyền đối với giống cây trồng (Điều 185 đến 189); Giới hạn quyền đối với giống cây trồng (Điều 190 đến 191); Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng (Điều 192 đến Điều 197 Luật Sở hữu trí tuệ).

Căn cứ vào các quy định về quyền đối với giống cây trồng trong Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019), nhận thấy đây là một chế định lớn quy định về quyền đối với giống cây trồng ở Việt Nam và tập trung vào những điều kiện của giống cây trồng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ:

1) Giống cây trồng đó phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;

2) Giống cây trồng mới phải có tính khác biệt: Là giống cây trồng mang một hay nhiều đặc tính chủ yếu, khác biệt rõ ràng với các giống cây trồng đã được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ;

3) Giống cây trồng mới phải có tính đồng nhất: Tất cả các giống cây của giống đó đều có biểu hiện như nhau về đặc tính chủ yếu (ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số đặc tính cụ thể trong quá trình nhân giống);

4) Giống cây trồng mới phải có tính mới về mặt thương mại: Tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ của cá nhân hoặc tổ chức chọn tạo giống mà vật liệu nhân (là cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của cây như: hạt, cây giống, cành chiết, mắt ghép, mô, tế bào, củ mầm, đoạn thân được sử dụng để sản xuất ra các loại cây trồng mới) hoặc sản phẩm thu hoạch giống cây trồng đó chưa được người có quyền nộp đơn hoặc người được ủy quyền hợp pháp bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là một năm; ngoài lãnh thổ Việt Nam là 6 năm đối với các cây thân gỗ và thân leo, 4 năm đối với các nhóm thân khác;

– Giống cây trồng mới phải có tên gọi phù hợp, phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết hạn bảo hộ, không ai được sử dụng.

5) Những điều kiện bắt buộc cần phải có của giống cây trồng mới được bảo hộ theo quy định của Hiệp hội quốc tế bảo vệ giống cây trồng mới (UPOV) quy định cũng gồm 5 điều kiện:

a) Tính khác biệt (Dictinctness) là giống mới tạo thành phải phân biệt được với các giống đã được biết và phổ biến ít nhất là một tính trạng đặc trưng

b) Tính đồng nhất (Unformity), các cây thuộc cùng giống đó Cơ bản là đồng nhất về tính trạng đặc trưng, ngoại từ sự biến dị có thể xảy ra;

c) Tính đổn định (Stability), các tính đặc trưng không thay

đổi qua các thế hệ hoặc mỗi chu kỳ nhân giống;

d) Tính mới về thương mại (Commercial Novelty) là giống mới chưa được bán với sự đồng ý của tác giả trước thời điểm nộp đơn khoảng thời gian nhất định;

e) Tên gọi thích hợp (Appropriate Denomination), tên gọi của giống mới không được trùng lặp với tên gọi của một giống khác thuộc cùng một loài cây.

Năm điều kiện trên được quy định bắt buộc đối với các nước thành viên của Công ước UPOV và các điều kiện loại trừ khác. Những quy định trong Hiệp định TRIPS còn cho phép 3 sự lựa chọn trong việc bảo hộ giống cây trồng mới: Bảo hộ bằng patent; bảo hộ bằng hệ thống riêng hữu hiệu và bảo hộ bằng hình thức kết hợp giữa bảo hộ bằng patent và bảo hộ bằng hệ thống riêng hữu hiệu. Cho đến thời điểm hiện nay, việc bảo hộ giống cây trồng mới là sáng chế hay không bảo hộ nó ở mức độ sáng chế thì còn nhiều quan điểm khác nhau giữa các nước trên thế giới (vấn đề này đã được tác giả phân tích làm rõ tại Phần “Sở hữu trí tuệ” được quy định trong một số trường phái luật học chủ yếu trên thế giới).

Bên cạnh việc pháp luật có quy định các điều kiện giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam là những quy định về các kiểu đặt tên cho giống cây trồng mới không được bảo hộ:

– Đặt tên cho giống cây trồng mới chỉ bao gồm bằng các chữ số. Quy định này nên hiểu rằng trong trường hợp giống cây trồng được đặt tên phù hợp, có thể dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác và có kèm theo chữ số thì được pháp luật bảo hộ. Bà

– Đặt tên cho giống cây trồng mới mà vi phạm đạo đức xã hội. Tên của giống cây trồng đó không phù hợp và không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản vì tên gọi đó phá vỡ truyền thống văn hóa của dân tộc, trái với quan niệm truyền thống trong nhân dân về cách đặt tên cho vật nuôi, cây trồng hoặc tên gọi đó xúc phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, tổ chức hoặc tên gọi đó không ăn nhập gì với giống mới đó hoặc mọi người cho rằng tên gọi đó không phù hợp với văn hóa tốt đẹp vốn có của dân tộc…

– Tên gọi cho giống mới đó dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc

trưng, đặc tính của giống hoặc lai lịch của tác giả. T HẾ

– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm; trùng hoặc tương tự với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.

+ Tác giả giống cây trồng mới là cá nhân hoặc nhóm người đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới. Tác giả là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam, từ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Cũng như các chủ thể sáng tạo khác, tác giả của giống cây trồng mới cũng là chủ thể sáng tạo, do vậy pháp luật không quy định độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn mà chỉ phụ thuộc vào tác giả đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây trồng hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới.

– Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ được chuyển nhượng, thừa kế Bằng bảo hộ có quyền sở hữu hợp pháp giống cây trồng mới. Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm những người hoặc là cá nhân hoặc là tổ chức. Chủ Bằng bảo hộ là cá nhân (là tác giả) chọn tạo giống cây trồng mới bằng công sức và nguồn tài chính của mình thì cá nhân đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ, cá nhân là chủ sở hữu Bằng bảo hộ được cấp.

Sự độc lập của cá nhân trong việc chọn giống để tạo ra giống cây trồng mới mà không phụ thuộc vào mối quan hệ hành chính hoặc không phụ thuộc vào nguồn tài chính của chủ thể khác trong việc chọn giống để tạo ra giống cây trồng mới thì cá nhân này vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới khi cá nhân này được cấp bằng bảo hộ. 

– Chủ Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới là người được thừa kế hợp pháp quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới (hoặc theo di chúc hoặc theo pháp luật) trong thời hạn Bằng bảo hộ vẫn còn hiệu lực pháp luật;

– Tổ chức chọn tạo giống cây trồng mới bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng nguồn vốn tự có thì tổ chức đó là chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới được bảo hộ; HTC

– Tổ chức giao nhiệm vụ cho cá nhân (tác giả giống) thực hiện nhiệm vụ chọn tạo giống cây trồng mới thì tổ chức đó là chủ sở hữu Bằng bảo hộ của giống cây trồng mới do cá nhân phụ thuộc vào tổ chức tạo ra.

Chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới còn là những người được xác định trong các quan hệ sau đây:

– Giống cây trồng mới được chọn tạo ra theo hợp đồng hợp tác giữa các bên thì bên thuê người tạo giống cây trồng mới có quyền nộp đơn xin cấp Bằng bảo hộ và khi Bằng bảo hộ được cấp thì bên này là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới nếu các bên tham gia hợp đồng hợp tác không có thỏa thuận bên nào có quyền nộp đơn.

Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Bằng bảo hộ liên quan đến cùng một giống cây trồng mới thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trước được chấp nhận xem xét cấp Bằng bảo hộ và người được bằng bảo hộ trong trường hợp này là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới. Việc xác định chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới cũng tuân theo nguyên tắc quyền ưu tiên bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp cho chủ thể có đơn yêu cầu bảo hộ được nộp trước.

Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân đầu tiên chọn ra giống cây trồng mới thì cơ quan có thẩm quyền từ chối chấp nhận các đơn. Trong trường hợp như vậy, pháp luật cho phép các tổ chức, cá nhân nói trên có thể thỏa thuận để cùng đứng tên nộp một đơn duy nhất và được đồng chủ sở hữu khi Bằng bảo hộ được cấp.

Bản sao hồ sơ lần nộp đầu tiên, các mẫu vật, bằng chứng để chứng minh phải có sự xác nhận của cơ quan tiếp nhận hồ sơ lần đầu. Đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ lần đầu. Theo quy định của Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ, Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, quyền sở hữu này bao gồm  quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành – Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Khi đã hiểu được Sở hữu trí tuệ là gì? thì việc tìm hiểu bản chất thực sự của Quyền sở hữu trí tuệ cũng trở nên đơn giản hơn.

Như vậy dựa trên khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ ta có thể hiểu việc cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức bỏ thời gian, tiền bạc,  công sức nghiên cứu, sáng tạo để xây dựng, hoàn thành các tài sản trí tuệ theo quy định pháp luật sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ.

Và những tài sản trí tuệ sẽ được pháp luật bảo hộ chặt chẽ hơn nữa khi nhận được sự bảo hộ độc quyền về quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng.

Đối tượng bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Đối tượng bảo hộ sở hữu trí tuệ là tài sản trí tuệ. Như đã nói trên đây, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Mỗi quyền sở hữu trí tuệ cụ thể này sẽ có đối tượng bảo hộ khác nhau, chi tiết như sau:

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình sở hữu hoặc do mình sáng tạo ra. Theo đó, đối tượng bảo hộ của quyền tác giả bao gồm các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật.

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với cuộc biểu diễn, bản ghi hình, chương trình phát sóng… theo đó, đối tượng bảo hộ của quyền này là các cuộc biểu diễn, bản ghi hình, chương trình phát sóng,…

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh do cá nhân, tổ chức sở hữu hoặc do sáng tạo ra. Theo đó, các đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp gồm: kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân với giống cây trồng mới do mình phát hiện và phát triển hoặc chọn tạo hoặc được hưởng quyền sở hữu. Theo đó, đối tượng bảo hộ của quyền này chính là các giống cây trồng mới.

Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ?

Việc đăng ký sở hữu trí tuệ là việc làm không bắt buộc song lại mang ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ các tài sản trí tuệ.

Thông qua việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì các cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ khi có phát sinh tranh chấp, đồng thời hạn chế được các vấn đề ăn cắp, làm giả, làm nhái các tài sản trí tuệ như: tác phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,…

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tạo điều kiện khuyến khuyến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, kèm theo việc đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu ra thị trường quốc tế.

Ngoài ra việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu còn là một trong những chính sách hiệu quả, tạo sự thu hút từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như tạo điều kiện cho việc giao thương buôn bán, sản xuất sang các thị trường lớn nhỏ.

Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?

Hiện tại, cơ quan có thẩm quyền giải quyết với các trường hợp đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ là Cục sở hữu trí tuệ hoặc Cục bản quyền tác giả. Người nộp hồ sơ đăng ký có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ bằng giấy hặc đăng ký trực tiếp trên dịch vụ công trực tuyến để hoàn tất thủ tục.

Với trường hợp nộp hồ sơ bằng giấy hay kê khai trực tuyến thì cuối cùng Khách hàng vẫn phải gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện nếu ở xa cơ quan tiếp nhận, hồ sơ phải được gửi đến địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ:

– Trụ sở chính tiếp nhận giải quyết hồ sơ và cấp văn bằng độc quyền của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội có địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh của Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng của Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi trong việc giải đáp Sở hữu trí tuệ là gì? cùng các vấn đề liên quan. Nội dung bài viết có điều gì Khách hàng chưa hiểu, vui lòng liên hệ qua nhân viên nghiệp vụ theo số hotline 0981.378.999 để được trợ giúp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi