Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Những trường hợp tạm đình chỉ công việc theo bộ luật lao động?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 17889 Lượt xem

Những trường hợp tạm đình chỉ công việc theo bộ luật lao động?

Tạm đình chỉ công việc của người lao động không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật người lao động

1. Khái niệm tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Tại Điều 129 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

– Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường họp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình

chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sừ dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

– Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

– Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc”.

Những trường hợp tạm đình chỉ công việc?

Tư vấn tạm đình chỉ công việc

2. Bình luận và phân tích về tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Điều 129 quy định người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động đồng thời, quy định thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công việc và nghĩa vụ tạm ứng tiền lương đối với người lao động trước khi bị đình chỉ công việc và nghĩa vụ nhận người lao động trở lại làm việc.

Từ quy định tại điều luật nêu trên, có thể thấy rằng, tạm đình chỉ công việc của người lao động không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật người lao động. Tạm đình chỉ công việc của người lao động là biện pháp pháp lý do pháp luật quy định, được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật lao động mà vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ được thực hiện quyền này sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn.

Tạm đình chỉ công việc của người lao động hướng đến mục đích là nhằm tạo điều kiện điều tra, xác minh sự việc nhanh chóng, chính xác để làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hoặc bồi thường thiệt hại vật chất được đúng đắn, công bằng và bảo đảm tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị. Vì vậy, dù tổ chức công đoàn không nhất trí thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Mặc dù thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công việc của người lao động thuộc quyền của người sử dụng lao động, nhưng do người lao động bị tạm đình chỉ công việc đồng nghĩa với việc không được đi làm, không có tiền lương để bảo đảm đời sống bản thân và gia đình, vì thế Điều 129 BLLĐ đã quy định cụ thể về thời hạn, thủ tục tạm đình chỉ công việc đối với người lao động và quyền lợi của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Mục đích của quy định này không chỉ bảo đảm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động mà còn bảo đảm đời sống của người lao động khi vì lý do nào đó mà không được đi làm và không có tiền lương.

Nhìn chung, so với trước đây, quy định người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động về cơ bản không thay đổi. Theo đó, thời hạn tạm đình chỉ công việc của người lao động không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày.

Trường hợp đặc biệt áp dụng thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa 90 ngày được hiểu là các trường hợp đặc biệt áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 124 BLLĐ. Đó là khi hành vi vi phạm của người lao động liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động.

Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị tạm đình chỉ công việc. Sau đó,

+ Nếu người lao động có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động thì người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.

+ Trường hợp người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ lương cho họ.

Những trường hợp tạm đình chỉ công việc?

Quy định này xuất phát từ quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động và tư cách chủ sở hữu tài sản của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, đồng thời xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ người lao động trong luật lao động. Người lao động được bảo đảm đời sống không chỉ khi thực hiện nghĩa vụ lao động và tạm ngừng thực hiện công việc do lỗi của người sử dụng lao động mà ngay cả khi họ có lỗi.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật lao động về những nội dung có liên quan đến tạm đình chỉ công việc như sau:

Câu hỏi:

Chồng tôi đang làm việc cho công ty A với vai trò là nhân viên kinh doanh, thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng. Trong một dịp đi gặp khách hàng lớn của công ty, chồng tôi bị Giám đốc nghi ngờ đã tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty. Mặc dù chồng tôi đã chứng minh mình không tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty, nhưng công ty vẫn tiến hành họp xử lí kỉ luật chồng tôi. Vài ngày sau, quyết định xử lí kỉ luật đối với chồng tôi là tạm đình chỉ công việc 3 tháng. Xin luật sư cho tổi hỏi quyết định xử lí kỉ luật lao động là Đúng hay Sai?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

Người lao động có hành vi vi phạm, tùy theo mức độ lỗi và ý chí của người sử dụng lao động để áp dụng hình thức xử lí kỉ luật hợp lí. Theo quy đinh tại Điều 125 Bộ luật lao động 2012 về các hình thức xử lí kỉ luật lao động bảo gồm: “khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức; sa thải”.

Người sử dụng lao động không được đặt ra các hình thức xử lí kỉ luật khác ngoài các hình thức kỉ luật đã được quy định như trên.

Căn cứ vào thông tin bạn đưa  ra, chồng bạn bị nghi ngờ tiết lộ bí mật kinh doanh, mặc dù chông bạn đã chững minh là không phải. Nhưng công ty vẫn tiến hành họp và ra quyết định xử lí kỉ luật là tạm đình chỉ công việc 3 tháng. Quyết định tạm đình chỉ công việc của công ty chồng bạn như vậy là sai vì trái với quy đinh của pháp luật, không đúng với các hình thức trên.

Tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Theo quy định Khoản 2 Điều 128 Bộ Luật lao động 2012: “Thời hạn tạm đình chỉ công việc không 15 ngày và trong trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày”.

Như vậy, hình thức xử lí kỉ luật trong trường hợp của chồng bạn là tạm đình chỉ công việc là trái với quy định. Tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức xử lí kỉ luật.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi