Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Như thế nào được coi là tài sản riêng của vợ,chồng?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8734 Lượt xem

Như thế nào được coi là tài sản riêng của vợ,chồng?

Bố tôi có cho tôi một mảnh đất và ngôi nhà, nhưng sau khi tôi lấy vợ, thì tôi có phải chia phần đó cho vợ tôi hay không? Tài sản của tôi có phải tài sản riêng không? Sau khi ly hôn phân chia như thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư ! Tôi chuẩn bị kết hôn và có một câu hỏi xin luật sư tư vấn giúp ạ !  Bố tôi có một mảnh đất đứng tên bố tôi và cho tôi để tôi làm nhà . Ngoài số tiền bản thân tích cóp được tôi còn vay mượn thêm 400 triệu đồng ở ngân hàng để hoàn thiện ngôi nhà . Nền sổ đỏ ngân hàng đang giữ . Tính đến thời điểm này tôi đã trả được ngân hàng 150 triệu đồng, Nghĩa là tính đến thời điểm trước khi kết hôn tôi còn nợ ngân hàng 250 triệu đồng . Nếu Sau khi kết hôn , trả xong nợ được lấy sổ đỏ về bố tôi có thể thừa kế riêng tài sản bao gồm cả đất và nhà cho tôi không, có phải chia cho vợ tôi không? Tài sản đó có được coi là tài sản riêng của tôi không? Nếu sau này chúng tôi sống không hạnh phúc dẫn tới ly hôn thì tài sản đó sẽ được chia như thế nào? tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi: “Như thế nào được coi là tài sản riêng của vợ,chồng?” Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Như thế nào được coi là tài sản riêng của vợ,chồng?

Như thế nào được coi là tài sản riêng của vợ,chồng?

Về câu hỏi thứ nhất của bạn, đó là khi bạn đã kết hôn, thì bố bạn có được chia thừa kế riêng cho bạn cả đất và nhà hay không? điều này là hoàn toàn được phép và đúng theo quy định của pháp luật. Bởi theo quy định của pháp luật thừa kế thì bố bạn là chủ sở hữu nhà và đất có toàn quyền quyết định cho bạn phần nhà và đất. Bộ luật dân sự năm 2015 đã có quy định về quyền thừa kế như sau:

Điều 609. Quyền thừa kế

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.

Bạn đã trình bày đó là nhà và đất thuộc quyền sở hữu của bố bạn cho nên bố bạn sẽ có toàn quyền lập di chúc để định đoạt tài sản thuộc sở hữu của bố bạn. Trong  trường hợp bố bạn không lập di chúc thì tài sản vẫn được chia theo quy định của pháp luật và bạn vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn. Còn không nhất thiết bạn lấy vợ mà bố bạn phải chia tài sản cho vợ bạn.

Về vấn đề tài sản mà bố bạn cho bạn thừa kế thì có được coi là tài sản riêng của bạn không? việc xác định tài sản riêng và tài sản chung dẫn đến hệ quả pháp lý về tài sản của vợ, chồng trong hôn nhân và sau khi kết thúc quan hệ hôn nhân. Để xem xét đó có phải tài sản riêng không thì cần phải dựa vào những quy định pháp luật cụ thể, theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản riêng như sau:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: tài sản riêng được coi là tài sản thuộc sở hữu của một mình vợ/chồng, do có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, được hình thành từ tài sản riêng của mỗi người. Theo đó, bạn được bố cho thừa kế mảnh đất và nhà (trong trường hợp bố bạn không cho vợ bạn) thì đó được coi là tài sản riêng của bạn và khi ly hôn, tài sản riêng được xử lý như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo quy định của pháp luật, đã là tài sản riêng thì chỉ thuộc quyền sở hữu của người đó, không bị đem ra phân chia, chỉ có tài sản chung mới bị đem ra phân chia sau khi ly hôn. Do vậy, chúng ta đã xác định tài sản của bạn là tài sản riêng, nếu bạn không nhập vào tài sản chung cho vợ bạn cùng sở hữu, thì sau khi ly hôn, số tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn. 


Quý vị có thể tham khảo mục Hỏi đáp luật hôn nhân về các nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi:

Tôi tên là Đoàn Mai Trang đã kết hôn và có một đứa con trai, cách đây 3 năm tôi ly hôn và cắt đứt quan hệ hôn nhân, trong thời gian này tôi có mua một ngôi nhà diện tích 178 m2 có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mang tên Đoàn Mai Trang. Tháng 7/2016 tôi kết hôn lần nữa và có ý định cùng chồng kinh doanh công ty môi giới lao động nước ngoài vì vậy tôi muốn xác lập ngôi nhà là tài sản riêng của tôi vào làm tài sản chung của vợ chồng có được không?

Trả lời:

Luật Hoàng Phi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, theo đó: Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Nếu bạn muốn nhập tài sản riêng của bạn vào làm tài sản chung của vợ chồng thì áp dụng quy định tại Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

–  Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

–  Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

–  Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, bạn có thể nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung của vợ chồng dựa vào sự thỏa thuận của vợ chồng.

Luật sư của Luật Hoàng Phi TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN qua tổng đài 19006557 miễn phí để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi