Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Người lao động đủ 55 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7777 Lượt xem

Người lao động đủ 55 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Năm 2016, công ty của tôi ký hợp đồng lao động 3 năm với một nhân viên. Nhưng 2017, nhân viên này đủ 55 tuổi để hưởng lương hưu mà mới đóng bảo hiểm được 2 năm. Vậy công ty tôi không phải đóng bảo hiểm cho nhân viên đó nữa có đúng không?

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi có thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Tôi là Bùi Minh Trí, hiện tôi đang phụ trách mảng bảo hiểm của công ty tại thành phố Hà Nôi. Năm 2016, công ty của tôi có ký hợp đồng lao động 3 năm với một nhân viên mới. Nhưng năm nay 2017, nhân viên này đủ 55 tuổi để hưởng lương hưu mà mới đóng bảo hiểm được 2 năm. Vậy công ty tôi không phải đóng bảo hiểm cho nhân viên đó nữa có đúng không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi “Người lao động đủ 55 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?” của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Người lao động đủ 55 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Người lao động đủ 55 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động này thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”

Vì thế, công ty của bạn ký hợp đồng lao động với người lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì bắt buộc công ty bạn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động đó. Công ty của bạn chỉ không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc cho những người lao động này khi họ thuộc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

” 9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

Nhưng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 người lao động này mới đủ điều kiện về tuổi đời (55 tuổi) mà chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu:

” Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”.

Bởi thế, trong trường hợp của công ty bạn thì người lao động là lao động nữ 55 tuổi và có 2 năm đóng bảo hiểm nên chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu. Vì vậy, lao động này vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho nên công ty của  bạn phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho họ.

Vì vậy, người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ điều kiện về số năm tham gia bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu thì vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và công ty của bạn phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho lao động đó.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi