Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người bảo lãnh phải thực nghĩa vụ trả tiền cho bên vay khi nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3554 Lượt xem

Người bảo lãnh phải thực nghĩa vụ trả tiền cho bên vay khi nào?

Bạn tôi có vay vốn ngân hàng để mở doanh nghiệp. Tôi là người bảo lãnh bằng cách thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở cho ngân hàng. Tôi phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên vay khi nào?

Câu hỏi:

Kính gửi công ty Luật Hoàng Phi. Tôi là Phan Hải, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn của Luật sư như sau:

Bạn tôi có vay vốn ngân hàng để mở doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng. Vì khoản vay vốn quá lớn bạn tôi có nhờ tôi thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở để bảo lãnh vay vốn với ngân hàng. Thời hạn vay vốn là 5 năm từ năm 2010 đến năm 2015. Tuy nhiên, đến nay đã hết thời hạn bảo lãnh mà bạn tôi vẫn chưa trả nợ cho ngân hàng. Vậy tôi muốn hỏi là nếu đến hạn trả nợ mà bạn tôi không trả thì trách nhiệm của tôi thế nào? Tôi có phải trả nợ cho bạn tôi không? Liệu ngân hàng có phát mại đất và nhà cửa của tôi không?

Mong nhận được tư vấn sớm nhất từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 về Bảo lãnh như sau:

“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Tại Điều 339 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh như sau:

“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.”

Người bảo lãnh phải thực nghĩa vụ trả tiền cho bên vay khi nào?

Người bảo lãnh phải thực nghĩa vụ trả tiền cho bên vay khi nào?

Điều 342 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh như sau:

“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”.

Như vậy, căn cứ từ các quy định nêu trên có thể thấy rằng khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu như giữa các bên không có thỏa thuận rằng bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Đối với trường hợp của bạn, giao dịch dân sự này có sự tham gia của 3 bên là bên được bảo lãnh (người bạn của bạn); bên bảo lãnh (bạn) và bên nhận bảo lãnh (ngân hàng). Tài sản bảo đảmquyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Do đó, nếu giữa các bên không có thỏa thuận khác thì khi đến thời hạn phải thanh toán nợ mà bạn của bạn không trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng tương ứng với phạm vi bảo lãnh của bạn. Khi đó, gia đình bạn phải đem quyền sử dụng đất và nhà ở ra để trả nợ thay cho người bạn của bạn.

Sau khi bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh gia đình bạn có quyền yêu cầu người bạn kia thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại cho mình khoản tiền đã trả thay cho họ.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi