Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mức phạt khi điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá mức độ cho phép
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 22102 Lượt xem

Mức phạt khi điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá mức độ cho phép

Tôi bị cảnh sát giao thông phạt vì điều khiển xe vượt quá tốc độ và trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. Mức phạt tôi phải chịu là bao nhiêu?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Vũ Tuấn, tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:

Ngày 22/11/2016 vừa rồi, khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy trên đoạn đường Nguyễn Chí Thanh, tôi bị cảnh sát giao thông phạt. Nguyên nhân là do tôi điều khiển xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,3 miligam/1 lít khí thở và vi phạm tốc độ 50/45 km/h. Vậy Luật sư cho tôi hỏi với những lỗi trên, mức phạt mà tôi phải chịu là bao nhiêu?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, đối với việc điều khiển xe gắn máy vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông.

Trường hợp của bạn, bạn vi phạm quy định về tốc độ khi tham gia giao thông, với lỗi vượt quá tốc độ cho phép. Cụ thể là vượt quá tốc độ 5km/h (50/45 km/h).

Mức phạt khi điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá mức độ cho phép

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước.

Như vậy, với lỗi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 5km/h thì áp dụng quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019 nêu trên, bạn có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Thứ hai, với lỗi điều khiển xe tham gia giao thông khi trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.

Bạn điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông khi trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,3 miligam/1 lít khí thở. Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:

 Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Theo đó với lỗi này, bạn có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định này thì người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi