Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Mẫu Quy Chế Thành Lập Công Ty Cổ Phần Năm 2024
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 3045 Lượt xem

Mẫu Quy Chế Thành Lập Công Ty Cổ Phần Năm 2024

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư, người sáng lập quan tâm và lựa chọn. Mẫu quy chế thành lập công ty cổ phần cần đảm bảo đủ các thành phần theo quy định của pháp luật hiện hành.

Vận hành một công ty mà nhất là vận hành công ty cổ phần thế nào cho hiệu quả là bài toán mà bất kỳ đội ngũ quản trị nào cũng đều cố gắng tìm lời giải. Song về cơ bản, mỗi công ty đều cần phải có những quy chế riêng cho việc thành lập và quản lý công ty.

Hiện nay, pháp luật đã cho áp dụng mẫu quy chế thành lập công ty cổ phần như thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

mẫu quy chế thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là gì?

Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp hiện hành thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

–  Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

–  Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

–  Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

–  Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Theo khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp thì trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Lưu ý: Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần

Ưu điểm của công ty cổ phần

– Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao;

– Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công ty cổ phần có;

– Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất;

– Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

– Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề;

– Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu;

– Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;

– Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.

Nhược điểm của công ty cổ phần

– Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích;

– Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;

– Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán.

Mẫu quy chế thành lập công ty cổ phần như thế nào?

Theo quy định mẫu quy chế đầy đủ cho việc thành lập công ty cổ phần bao gồm các giấy tờ :

1. Giấy đề nghị thành lập công ty

Bao gồm các đầu mục như sau :

– Tên công ty: Bao gồm tên công ty bằng Tiếng Việt (bắt buộc), Tên công ty bằng tiếng nước ngoài (nếu có), Tên công ty viết tắt (nếu có)

– Địa chỉ trụ sở chính: Khi điền thông tin trụ sở chính của công ty phải ghi rõ số nhà, ngõ/ngách/hẻm, đường phố hoặc Tổ/thôn/xóm/khu; Xã/phường/thị trấn; Quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/thành phố; Quốc gia

– Ngành, nghề kinh doanh: Công ty được phép đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khi điền ngành nghề kinh doanh cần ghi rõ tên ngành, mã ngành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg quy định hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

– Vốn điều lệ: Mục vốn điều lệ ghi rõ số tiền bằng số, đơn vị VNĐ, số tiền bằng chữ.

– Người đại diện theo pháp luật: Ghi rõ các thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, thông tin về giấy tờ xác thực cá nhân, chỗ ở…

– Các thông tin về thuế: Doanh nghiệp đăng ký các loại thuế cần nộp, hình thức hạch toán thuế, số lượng lao động, đăng ký xuất nhập khẩu (có hoặc không), ngành nghề chính…

2. Điều lệ công ty

Một trong các thành phần không thể thiếu trong mẫu quy chế thành lập công ty là Điều lệ công ty. Điều lệ công ty quy định các thông tin cần thiết cho công ty như tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, thành viên góp vốn… Bên cạnh đó, điều lệ được coi như bản Hiến pháp của công ty, vậy nên Điều lệ công ty còn quy định những vấn đề quan trọng khác của công ty như trách nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn của hội đồng quản trị, ban giám đốc, kiểm soát viên hay các vấn đề liên quan đến giải thể, hợp nhất công ty.

Trong trường hợp khách hàng chưa thể soạn thảo được Điều lệ công ty, Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ khách hàng soạn thảo điều lệ nhanh và chính xác nhất.

3. Giấy tờ xác thực cá nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cần chuẩn bị một trong 3 loại giấy tờ: Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông công ty cổ phần; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

mẫu quy chế thành lập công ty cổ phần

Luật Hoàng Phi hỗ trợ soạn thảo theo mẫu quy chế thành lập công ty cổ phần mới nhất

Luôn là đơn vị tiên phong trong việc đăng ký thành lập công ty, Luật Hoàng Phi tự hào được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng sử dụng dịch vụ trong suốt thời gian vừa qua. Với tinh thần làm việc “luôn đặt lợi ích và giá trị khách hàng lên hàng đầu” tất cả các dịch vụ của chúng tôi mang lại, không chỉ hợp lý về chi phí mà còn hợp lý cả cách thức giải quyết, thời gian làm việc và hợp lý cả các dịch vụ hậu mãi đi kèm.

Khi cần hướng dẫn thành lập công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần… quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Hoàng Phi để được tư vấn các vấn đề liên quan như:

– Tư vấn quy trình thủ tục thành lập công ty;

– Hướng dẫn hoặc hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo mẫu quy chế đúng quy định;

– Hỗ trợ các thủ tục cần thiết sau khi thành lập công ty như: khắc con dấu doanh nghiệp, kê khai thuế, in hóa đơn, thông báo số tài khoản ngân hàng

– Nhận ủy quyền và thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập công ty với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Chúng tôi rất mong nhận được sự tin tưởng và sự hợp tác từ khách hàng.

Quý khách hàng có thể liên hệ Luật Hoàng Phi yêu cầu hỗ trợ các vấn đề liên quan đến mẫu quy chế thành lập công ty cổ phần nói riêng và thành lập công ty cổ phần nói chung thông qua các phương thức sau:

– Hotline yêu cầu dịch vụ: 0981.150.868– 0981.393.868

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Tổng đài tư vấn hồ sơ, thủ tục, quy trình miễn phí: 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi