Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề 2024 mới nhất
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 14940 Lượt xem

Mẫu Hợp đồng đào tạo nghề 2024 mới nhất

Điều 62 Bộ luật quy định trường hợp người lao động có quan hệ tuyển dụng, đang là người làm công ăn lương tại doanh nghiệp với doanh nghiệp ký kết, thực hiện hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề.

Trong thời gian gần đây, Tổng đài 19006557 của chúng tôi thường xuyên nhận được những thắc mắc về hợp đồng đào tạo nghề như hợp đồng đào tạo nghề là gì? Các nội dung của hợp đồng đào tạo nghề như thế nào? Chi phí đào tạo gồm những khoản gì?…. Có thể thấy rằng bên cạnh hợp đồng lao động thì hợp đồng đào tạo nghề cũng là loại hợp đồng nhận được nhiều sự quan tâm từ người lao động, người sử dụng lao động.

Hiểu được điều này, Công ty Hoàng Phi thực hiện bài viết sau đây nhằm giải đáp những thắc mắc cơ bản có liên quan đến mẫu hợp đồng đào tạo nghề 2024 mới nhất.

>>>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tại Doanh nghiệp

Quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động?

Theo quy định Điều 62 Bộ luật lao động 2019 về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề:

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Tư vấn quy định hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động

Điều 62 Bộ luật quy định trường hợp người lao động có quan hệ tuyển dụng, đang là người làm công ăn lương tại doanh nghiệp với doanh nghiệp ký kết, thực hiện hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề. Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề có thể được thực hiện ở trong nước hoặc ở nước ngoài; có thể sử dụng nguồn tài chính từ doanh nghiệp hoặc từ đối tác của doanh nghiệp tài trợ; đều phải ký hợp đồng đào tạo nghề.

Để tránh tình trạng người lao động sau khi được đào tạo bỏ doanh nghiệp đi làm việc cho doanh nghiệp khác hoặc tự thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nên sự cạnh tranh với chính doanh nghiệp đã đào tạo người lao động; làm mất cơ hội, chi phí cơ hội đối với người lao động khác và của doanh nghiệp, đồng thời để bảo đảm xác định rõ trách nhiệm của hai bên, tránh việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động bồi thường vượt quá các khoản chi phí đào tạo, pháp luật quy định trong trường hợp đó hai bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề. Trong hợp đồng đào tạo nghề cần ghi rõ loại nghề được đào tạo để bảo đảm đó thực chất là đào tạo nghề, tránh tình trạng đó chỉ là một cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm…; địa điểm đào tạo (trường, lớp nào, ở đâu); các chi phí đào tạo với các khoản chi hợp lệ, hợp pháp theo chương trình đào tạo có thể được chứng minh qua các chứng từ hợp lệ; thời hạn người lao động cam kết làm việc cho người sử dụng lao động sau khi kết thúc đào tạo; trách nhiệm của hai bên, trong đó có ghi rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động.

Xung quanh các điều khoản của hợp đồng đào tạo nghề nêu trên cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

1.  Hai bên phải xác định rõ loại nghề được đào tạo, trình độ được đào tạo ở cấp độ nào, loại bằng cấp, chứng chỉ được cấp qua hệ thống đào tạo đó. Không nên ghi chung chung là học nghề, đào tạo nghề phục vụ công việc mà phải ghi rõ loại chuyên môn và trình độ nghề được đào tạo nhằm tránh nhầm lẫn hoặc xung đột khi xác định bản chất của sự việc.

2. Các bên phải thoả thuận và ghi rõ các chi phí làm cơ sở xác định trách nhiệm (nếu cần). Các chi phí phải ghi rõ chi tiết từng khoản chi cụ thể.

3. Trong hợp đồng ghi rõ thời gian người lao động cam kết làm việc cho doanh nghiệp đã đào tạo khi cần thiết cần xác định rõ hình thức trách nhiệm trong trường hợp người lao động học xong không làm việc cho doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng lao động nhưng ngược lại cũng không làm khó cho người lao động trong trường hợp không thể tiếp tục thực hiện được hợp đồng lao động với lý do chính đáng.

Hợp đồng đào tạo nghề gồm có những nội dung nào?

Xin chào Luật sư! Tôi là bác sỹ làm việc tại một bệnh viện của nhà nước. Tôi đã ký hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng  đào tạo nghề từ năm 2012. Bây giờ tôi làm đơn xin thôi việc thì bệnh viện bắt tôi bồi thường theo hợp đồng đào tạo nghề . Vậy Luật sư có thể tư vấn giúp tôi xem pháp luật quy định như thế nào về nội dung hợp đồng đào tạo nghề? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn! Về câu hỏi này, công ty tư vấn Luật Hoàng Phi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng đào tạo nghề được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động được đào tạo nghề và người sử dụng lao động, theo đó hợp đồng này được giao kết trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc ngoài nước và kinh phí đào tạo do người sử dụng lao động chi trả bao gồm cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Theo quy định của luật thì hợp đồng này được lập thành hai bản và người lao động giữ một bản, người sử dụng lao động giữ một bản.

Về nội dung chủ yếu của hợp đồng đào tạo nghề bao gồm:

– Nghề đào tạo; 

– Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; 

– Chi phí đào tạo;

– Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Giải quyết tranh chấp;

– Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

Trong đó, đối với thỏa thuận về chi phí đào tạo: Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. Chi phí đào tạo có thể do người học việc hoặc người sử dụng lao động chi trả.

Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp nào?

Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề về thực chất là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã giao kết.

Hợp đồng đào tạo nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hết hạn hợp đồng

– Khoá học kết thúc

– Người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân sự

– Hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng…

Khi hợp đồng học nghề chấm dứt, cần phải giải quyết quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên được giải quyết như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào việc chấm dứt họp đồng đào tạo nghề hợp pháp hay trái pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Về cơ bản chỉ có hai vấn đề

– Trách nhiệm của cơ sở dạy nghề trong việc hoàn trả tiền học phí cho người học nghề

– Trách nhiệm bồi hoàn chi phí dạy nghề của người học nghề

Ngoài ra, trong thời gian học nghề, nếu người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm theo đúng quy cách thì được người sử dụng lao động trả lương, mức lương do hai bên thỏa thuận.

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——-

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ (1)

Số: ……………

Căn cứ Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký (2)…………… số …………………. của ………………………. do ………….. cấp;

Căn cứ (3) cơ cấu tổ chức và Quy chế Công ty ………………………………….;

Căn cứ (4) Quy chế Trung tâm dạy nghề …………………………………………..;

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm ……, tại (5)……………………….., chúng tôi gồm:

Bên dạy nghề (6): …………………..…………………………………….…..

Đại diện: …………………….…………………….…………………….………

Chức vụ: …………………….…………………….………………………..….

Địa chỉ: …………………….…………………….…………..….………………

Điện thoại: …………….……………………. Fax: ..…………………………..

Mã số thuế: …………………….…………………….…………….……………

Tài khoản số: ………………………. Tại Ngân hàng:…….……….…………

Bên học nghề (7): ………………………………………..……………………

Sinh ngày:………………………………………………….…………………..

Trình độ văn hoá: …………………….…………………….…………………

Hộ khẩu thường trú: ………………..………….…………………….……….

Nơi ở hiện tại: …………………….………………………………….………..

Giấy tạm trú (8) số …………….. Ngày cấp: ….………. Nơi cấp:……………

Số CMND: ……………. Ngày cấp …………….……Nơi cấp:………………

Điện thoại: ………………………………………………………….……………

Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Nghề đào tạo

Loại nghề: …………………………………….

Thời gian đào tạo: Từ ngày…../…../……đến ngày…../…../……

Tương đương: ……. tuần; …….. giờ.

Địa điểm: ………………………………………………………………………..

Điều 2. Chế độ học nghề

1. Thời gian học trong ngày:

– Sáng: từ ……… đến …….

– Chiều: từ …….. đến ………

– Tối: từ ………. đến ……….

2. Chế độ nghỉ ngày chủ nhật và tất cả các ngày Lễ Tết theo quy định của Nhà nước.

3. Học viên được cấp phát:

– Thẻ học viên;

– Tài liệu học tập Đại cương và chuyên ngành.

4. Người học được học trong điều kiện an toàn và vệ sinh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chi phí đào tạo (9)

Tổng chi phí đào tạo nghề là ………………………………………………….. đồng.

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………. đồng)

Bao gồm các khoản:……………………………………………………………

Phương thức thanh toán (10): ………………………………………………….

Điều 4. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp bên dạy nghè vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.

Điều 5. Sau đào tạo

Người học nghề được cấp chứng chỉ (nếu có): ……………………………

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn ….…………………….. năm.

Điều 6. Quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của bên học nghề

1. Quyền hạn

a) Học viên có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho mình.

b) Người nhập học hoặc đang học nếu vì lý do chính đáng mà chưa tham gia học hoặc phải ngừng học thì được xem xét để bảo lưu và học lại (Thời gian bảo lưu không quá …….tháng).

2. Nghĩa vụ

a) Người học phải làm đầy đủ thủ tục nhập học và đóng học phí theo quy định mới được vào học.

b) Trong quá trình học, tuyệt đối chấp hành nội quy của lớp học, quy chế của Trung tâm/Công ty và quy định của pháp luật. Nếu vi phạm phải bồi thường toàn bộ chi phí của khoá học và những tổn thất gây ra, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Quyền lợi

a) Người học được học lý thuyết và thực hành đảm bảo đủ thời gian và chất lượng theo chương trình của Trung tâm/Công ty đã đề ra.

b) Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Những học viên có kết quả học tập tốt có nguyện vọng sẽ được tiếp tục đăng ký học các lớp nâng cao.

c) Trong thời gian học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được trả lương theo mức theo quy chế của Công ty.

Điều 7. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên dạy nghề

1. Quyền hạn

a) Trung tâm/Công ty có quyền điều chuyển người học giữa các lớp và thay đổi, tạm hoãn, kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

b) Học viên được hoặc phải chấm dứt Hợp đồng đào tạo nghề trước thời hạn trong các trường hợp (có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có căn cứ rõ ràng):

– Đi nghĩa vụ quân sự;

– Vì lý do sức khoẻ;

– Vi phạm quy định của Nhà nước và quy chế của Trung tâm/Công ty.

2. Nghĩa vụ

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề để người học đạt hiệu quả, bảo đảm theo hợp đồng đã ký.

Điều 8 Điều khoản chung

1. Những thoả thuận khác:

Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày…….tháng…….năm……..và mặc nhiên được thanh lý khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau.

Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản./.

BÊN HỌC NGHỀ

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN DẠY NGHỀ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (30 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi