• Thứ năm, 13/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7326 Lượt xem

Hôn nhân cận huyết thống là gì?

Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều vấn nạn nan giải gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước, các vấn nạn này bị ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán từ xa xưa.

Một trong những vấn nạn nêu trên là Hôn nhân cận huyết thống. Tuy đây không là một khái niệm mới, ngược lại còn khá quen thuộc khi hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đề cập rất nhiều. Tuy nhiên để trả lời được câu hỏi Hôn nhân cận huyết thống là gì? thì không phải ai cũng nắm rõ.

Hôn nhân cận huyết thống là gì?

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau, hay nói cách khác hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về các trường hợp cấm kết hôn thì có thể hiểu hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”

Khoản 18 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Nguyên nhân hôn nhân cận huyết thống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Do trình độ nhận thức, hiểu biết và trình độ dân trí của người dân còn thấp, đặc biệt là những vùng khó khăn. Vì vậy, người dân chưa nhận thức được những hệ quả khôn lường của việc kết hôn cùng huyết thống.

Do các vùng có tình trạng hôn nhân cận huyết thống là những vùng có kinh tế khó khăn, thiếu công ăn việc làm, hoạt động kinh tế chủ yếu là nương rẫy nên có nhiều thời gian nhà rỗi dẫn đến yêu đương và kết hôn

Do những tập tục lạc hậu của người dân đặc biệt là cá vùng miền núi, miền kinh tế xã hôi còn khó khăn. Một trong những hủ tục đó là do sự sắp xếp  của gia đình 2 bên.

Trong quan niệm của một bộ phận người dân còn cho rằng những người cùng họ hàng lấy nhau thì gần gũi nhau hơn, thương yêu nhau hơn, khó bỏ nhau giữa chừng; cùng với đó nếu lấy cùng họ hàng thì của cải, ruộng đất  không bị phân chia cho họ hàng người khác

Điều kiện giao thông khó khăn, địa hình hiểm trở nên trai gái khác buôn làng khó có dịp gặp nhau nên trai gái trong buôn làng gần nhau nên dẫn đến tình trạng kết hôn.

Do tình trạng nới lỏng pháp luật và các chế tài xử phạt vi phạm hôn nhân cận huyết thống chưa đủ mạnh mẽ để ngăn ngừa , răn đe tình trạng hôn nhân cận huyết thống , đồng thời vấn đề xử phạt chưa quyết liệt. Theo dõi công tác tuyên truyền vận động người dân về vấn nạn hôn nhân cận huyết thống tiến hành thông thường xuyên và thiếu hiệu quả.

Hậu quả hôn nhân cận huyết thống

Kết hôn cận huyết thống dẫn đến rất nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến nòi giống, đến sức khỏe của đứa con sinh ra. Đứa con sinh ra ít nhiều gì cũng có mang một số gen bệnh lý ở thể lặn nên không biểu hiện ra ngoài. Nhưng nếu cùng dòng máu trực hệ lấy nhau, bệnh lý từ các gen lặn này trong họ nguy cơ trùng nhau tăng gấp nhiều lần và sẽ trở thành gen trội ở những đứa con sinh ra và các bệnh lý bẩm sinh sẽ xuất hiện như các bệnh về máu, các bệnh dị dạng về xương, thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm yếu và nhiều dị dạng khác và những bệnh lý này làm cho thai chết non, trẻ chết sớm hoặc  không thể chữa dứt được. Bệnh lại di truyền tiếp cho thế hệ sau làm cho suy thoái  giống nòi dần. Từ đó làm cho con sinh ra mắc các căn bện nêu trên và rất chậm phát triển.

Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của đất nước. Cùng với đó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Những đừa con cận huyết: 9 bệnh di truyền nguy hiểm

Thực tế y học đã chứng minh, việc hôn nhân cận huyết thống khiến cho những gen lặn bệnh lý ở người đàn ông và người phụ nữ kết hợp với nhau và gây bệnh cho con. Đứa trẻ sinh ra có thể dị dạng hoặc mắc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá… đặc biệt là bệnh máu nguy hiểm.

– Bệnh da vảy cá do hôn nhân cận huyết thống

– Thiếu men G6PD do hôn nhân cận huyết thống

– Suy giáp bẩm sinh do hôn nhân cận huyết

– Hội chứng Edwards do hôn nhân cận huyết thống

– Hội chứng Pa-tau (Patau) do thừa một nhiễm sắc thể 13

– Hôn nhân cận huyết thống và hội chứng Down

– Bạch tạng vì hôn nhân cận huyết thống

– Mù màu vì hôn nhân cận huyết thống

– Bệnh máu nguy hiểm hay gặp do hôn nhân cận huyết thống

Chế tài xử lý hôn nhân cận huyết thống?

Xử phạt hành chính

Khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020 quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”

Xử lí hình sự

Liên quan đến hôn nhân cận huyết thống Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Hôn nhân cận huyết thống là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi Hôn nhân cận huyết thống là gì? Bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi