Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả 2024 gồm những gì?
  • Thứ sáu, 26/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 2346 Lượt xem

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả 2024 gồm những gì?

Công ty Luật Hoàng Phi chuyên tư vấn hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả và tiến hành hỗ trợ việc đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng nhằm đảm bảo quyền sở hữu của bản quyền tác giả và ngăn chặn hành vi xâm phạm của các tổ chức, cá nhân khác.

Vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Các chủ thể đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký bản quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Dịch vụ tư vấn hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Luật Hoàng Phi sẽ mang đến cho các tá giả, chủ sở hữu tác phẩm việc bảo hộ tốt nhất và hiệu quả nhất.

Đăng ký bản quyền tác giả là gì?

Đăng ký bản quyền tác giả là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục bản quyền tác giả bao gồm việc (i) nộp hồ sơ đăng ký (ii) theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi nộp (iii) nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm đã đăng ký.

Quá trình đăng ký bản quyền tác giả nhằm bảo vệ quyền lợi và quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, đồng thời tạo điều kiện cho việc xác định và giải quyết tranh chấp liên quan đến tác phẩm. Tuy nhiên, quyền tác giả cũng được bảo vệ theo quy định của luật pháp dù không thực hiện đăng ký bản quyền.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ:

a) Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác;

b) Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

3. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

4. Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

5. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.

7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm:

a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;

c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.

Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

9. Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;

b) Công trình kiến trúc.

11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

12. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, dân ca, làn điệu âm nhạc; điệu múa, dân vũ, vở diễn, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian khác.

Hồ sơ Đăng ký bản quyền tác giả gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký bản quyền là tài liệu được nộp lên cơ quan đăng ký trước khi quyết định hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký. Hồ sơ đăng ký bản quyền bao gồm những tài liệu sau đây:

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả trong trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu/tác giả/đồng tác giả

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)

– 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký;

Lưu ý: Phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà tác phẩm đăng ký có sự khác nhau. Ví dụ: Tác phẩm là kịch bản phim, 02 tác phẩm sẽ là 02 bản in trên Giấy A4 kịch bản phim cần đăng ký.

– Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân của tác giả/các tác giả.

– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;

– Giấy uỷ quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);

– Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả trong trường hợp người đăng ký là không là chủ sở hữu/tác giả/đồng tác giả

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)

– 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký;

Lưu ý: Phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà tác phẩm đăng ký có sự khác nhau. Ví dụ: Tác phẩm là kịch bản phim, 02 tác phẩm sẽ là 02 bản in trên Giấy A4 kịch bản phim cần đăng ký.

– 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả/các tác giả tác phẩm;

– Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng của chủ sở hữu tác phẩm;

– Quyết định giao việc cho tác giả sáng tạo tác phẩm;

– Đơn đăng ký bản quyền cho tác phẩm;

– Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);

– Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?

Chủ thể đăng ký có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền. Hiện tại, Cục Bản quyền tác giả là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Cục có trụ sở chính tại Hà Nội và các văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng với các địa chỉ cụ thể sau đây:

– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Hà Nội

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình;

– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: số 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, Quận 3;

– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Đà Nẵng

Thứ ba, Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.

Dịch vụ tư vấn hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Luật Hoàng Phi

Sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền của các đơn vị uy tín thay vì tự thực hiện đăng ký là giải pháp rút ngắn thời gian, các bước thực hiện đăng ký bản quyền nên được nhiều cá nhân, tổ chức có tác phẩm lựa chọn. Vậy đâu là đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền?

Luật Hoàng Phi là tổ chức dịch vụ, tư vấn về quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Chúng tôi có chức năng đại diện sẽ thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ các công việc cần thiết để đăng ký bản quyền thành công như:

– Tư vấn các quy định pháp luật có liên quan về tác phẩm, quyền tác giả, thủ tục đăng ký bản quyền để giải đáp các thắc mắc mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gặp phải;

– Khai thác các thông tin cần thiết từ khách hàng để hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản quyền

– Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký bản quyền theo đúng quy định pháp luật hiện hành;

– Theo dõi việc xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nước và thông tin kịp thời tới khách hàng;

– Xử lý các vướng mắc, yêu cầu từ cơ quan nhà nước (nếu có);

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và gửi tới khách hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;

– Hỗ trợ các vấn đề pháp lý sau khi đã đăng ký thành công: tư vấn pháp luật, nhận diện hành vi xâm phạm quyền tác giả, hướng dẫn cách thức thực hiện quyền tác giả, bảo vệ quyền tác giả trong tranh chấp, trước hành vi xâm phạm,…

Mọi thông tin chưa rõ về cách thức nộp hồ sơ đăng ký bản quyền, dịch vụ của Luật Hoàng Phi, Quý vị vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 hoặc Tổng đài 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

Liên hệ ngoài giờ Hành chính:  Vui lòng gọi: 0981.378.999

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi