Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành
  • Chủ nhật, 24/03/2024 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 553 Lượt xem

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành

Giấy phép lữ hành là giấy phép được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho công ty du lịch để công ty này đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế hoặc lữ hành nội địa, bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn chi tiết hơn về thủ tục xin giấy phép lữ hành để quý khách hàng tham khảo.

Cơ sở pháp lý xin giấy phép kinh doanh lữ hành

– Luật du lịch 2017

– Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL

Giấy phép kinh doanh lữ hành là gì?

Giấy phép kinh doanh lữ hành sẽ được chia thành 02 loại (i) giấy phép lữ hành nội địa (ii) giấy phép lữ hành quốc tế. Cụ thể như sau:

Giấy phép lữ hành nội địa

Giấy phép lữ hành nội địa là giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phục vụ khách hàng du lịch nội địa trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Giấy phép lữ hành quốc tế

Giấy phép lữ hành quốc tế là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch tại Việt Nam ra nước ngoài.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Du lịch 2017.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Du Lịch 2017 quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế như sau:

– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

– Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017 được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

– Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017.

– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Mức ký quỹ xin giấy phép lữ hành bao nhiêu tiền?

Do ảnh hưởng của dịch covid và để khuyến khích hoạt động du lịch trở lại, chính phủ đã ban hành nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định giảm số tiền ký quỹ cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đến hết năm 2023. Theo đó, mức ký quỹ mới cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ như sau:

Theo Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định về mức ký quỹ và phương thức ký quỹ như sau:

“1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.”

Lưu ý: Từ ngày 01/01/2024, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Hồ sơ xin giấy phép lữ hành gồm những gì?

Hồ sơ xin giấy phép lữ hành sẽ được Luật Hoàng Phi chia thành 02 loại như sau:

Hồ sơ xin giấy phép lữ hành nội địa

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa sẽ bao gồm những tài liệu sau đây:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu

+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản gốc giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

+ Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

+ Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Hồ sơ xin giấy phép lữ hành quốc tế

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ bao gồm những tài liệu sau đây:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu quy định;

+ Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) ;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

+ Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

+ Bản sao công chứng quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thẩm quyền cấp giấy phép lữ hành tại Việt Nam?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam như sau:

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lữ hành nội địa

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa sẽ là Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh/thành phố nới doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.

Ví dụ: Công ty A đăng ký trụ sở chính lại Hà Nội sẽ do Sở văn hóa thể thao du lịch Hà Nội cấp giấy phép lữ hành.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lữ hành quốc tế

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ là Tổng cục du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thông tin chi tiết như sau:

Tổng cục du lịch

Địa chỉ: Số 80 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Email: contact@vietnamtourism.gov.vn

Thủ tục xin giấy phép lữ hành như thế nào?

Thủ tục xin giấy phép lữ hành sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh lữ hành tại Ngân hàng

Doanh nghiệp sẽ tiến hành mở tài khoản và ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định pháp luật

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lữ hành

Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh dịch vụ lữ hành cần chuẩn bị hồ sơ xin phép để nộp tới cơ quan cấp phép, chi tiết hồ sơ xin giấy phép lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế đã được Luật Hoàng Phi tư vấn chi tiết như trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép lữ hành

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ như bước 1, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ xin phép tới Sở văn hóa thể thao du lịch hoặc Tổng cục du lịch tùy theo việc doanh nghiệp xin giấy phép lữ hành nội địa hay quốc tế.

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới một trong 2 cơ quan cấp phép nêu trên.

Bước 4: Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ xin phép

Sau khi hồ sơ được nộp, cơ quan cấp phép sẽ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, trường hợp hồ sơ phải bổ sung hoặc sửa chữa, cơ quan cấp phép sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là 05 bước cơ bản khi tiến hành thủ tục xin giấy phép lữ hành được Luật Hoàng Phi tư vấn để khách hàng tham khảo.

Lệ phí xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành?

Lệ phí xin giấy phép lữ hành là khoản phí cần nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động.

Lệ phí xin giấy phép lữ hành được quy định chi tiết tại điều 4 của Thông tư 33/2018/TT-BTC như sau:

– Lệ phí cấp mới: 3.000.000 đồng/giấy phép;

– Lệ phí cấp đổi: 2.000.000 đồng/giấy phép;

– Lệ phí cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.

Lưu ý: Phí nêu trên KHÔNG bao gồm phí dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xin giấy phép lữ hành tại Luật Hoàng Phi hoặc bất kỳ một đơn vị tư vấn nào khác.

Dịch vụ xin giấy phép lữ hành tại Luật Hoàng Phi

Dịch vụ xin giấy phép lữ hành nội địa và dịch vụ lữ hành quốc tế đã được Luật Hoàng Phi triển khai ngay từ ngày đầu hoạt động và trải qua hơn 12 năm phát triển, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ cho rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc như sau:

– Tư vấn điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng tiến hành ký quỹ tại Ngân hàng để xin giấy phép lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế;

– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo quy định;

– Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép lữ hành và chuyển cho khách hàng tham khảo, ký kết;

– Thay mặt khách  hàng nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép, trao đổi với chuyên viên, sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;

– Nộp các khoản phí cấp giấy phép, nhận bản gốc giấy phép lữ hành, chuyển giao cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Với phạm vị cung cấp dịch vụ nêu trên, khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu muốn được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép lữ hành tại Việt Nam.

Hỏi đáp về giấy phép kinh doanh lữ hành

Giấy phép lữ hành có thời hạn bao lâu?

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định thời hạn của giấy phép kinh doanh lữ hành, do đó, quý khách hàng sẽ hoạt động kinh doanh lữ hành cho đến khi khách hàng muốn dừng hoặc các trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nhưng không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Khoản 14 điều 7 Nghị định Số: 45/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:

14. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.

Như vậy: Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhưng không có giấy phép lữ hành sẽ bị phạt từ 90.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VND.

Quy định về người phụ trách kinh doanh lữ hành như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3, thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c Khoản 1 và điểm c Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch bao gồm một trong các chuyên ngành sau:

a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b) Quản trị lữ hành;

c) Điều hành tour du lịch;

d) Marketing du lịch;

đ) Du lịch;

e) Du lịch lữ hành;

g) Quản lý và kinh doanh du lịch.

3. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tôi có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi bằng hình thức nào để sử dụng dịch vụ xin giấy phép lữ hành?

Khách hàng có nhu cầu xin Giấy phép lữ hành, vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi theo thông tin sau đây:

Văn phòng Hà Nội: Phòng 301, Tòa nhà F4, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh: Phòng 11.12 Tầng 11, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Tel: 04.62852839 (HN) – 028.73090.686 (HCM) – Hotline: 0981.378.999

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (20 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi