Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giao dịch dân sự có vô hiệu do bị lừa dối không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1761 Lượt xem

Giao dịch dân sự có vô hiệu do bị lừa dối không?

Mảnh đất của ông bà tôi (đã mất) có tranh chấp nên gia đình đồng ý ủy quyền cho chú tôi đứng tên mảnh đất để giải quyết tranh chấp đó. Chú tôi đã bảo mọi người kí biên bản khi chưa có nội dung cụ thể và chưa có thỏa thuận cụ thể sau đó dựa vào đó làm sổ đỏ đứng tên mình. Vậy việc đó có đúng không? chúng tôi phải làm thế nào để lấy lại đất

Câu hỏi:

Ông bà nội em đều đã mất, có để lại số tài sản gồm 3 thửa đất của ông bà. Ông bà chưa lập di chúc thừa kế cho ai cả mà đã mất, các thửa đất trên do bà nội đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  Đến năm 2011 thì có xảy ra tranh chấp đất với hộ gia đình kế bên về ranh giới. Sau đó người chú tôi đã làm tờ họp mặt gia đình để yêu cầu anh em ủy quyền cho ông đứng tên để đứng ra tranh chấp đất với hộ gia đình kế bên (do lúc đó bà nội còn đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà đã mất nên không thể tranh chấp được khi ra tòa án). Trong đoạn tờ họp mặt có đoạn: “Nay vào lúc 9h30phút chúng tôi họp mặt thỏa thuận đồng  ý cho em tôi là … thừa hưởng toàn bộ tài sản của cha mẹ để lại khi ông bà đã qua đời và không có tờ di chúc… Vì xét thấy em tôi (là chú tôi) đã chung sống cha mẹ tôi và đã chăm sóc cha mẹ tôi khi già yếu đến khi mất, thì số tài sản đó để lại cho em tôi là hoàn toàn chính đáng, khi thờ phụng cha mẹ“. Sau đó được đi chứng ở phường và ở thị trấn.

Tôi xin trình bày đôi nét về tờ họp mặt này: thứ nhất, tờ họp mặt này do chú tôi chuẩn bị sẵn, tự ý ghi nội dung như vậy, chưa có sự bàn bạc của các anh chị em , thứ hai là chưa có người làm chứng kí tên, thứ ba là chú tôi bảo mọi người cứ kí tên vào trước rồi sau đó chú ghi nội dung sau, bởi chú đi vội chưa kịp ghi và chúng tôi ở cách xa nhau, do tin tưởng chú nên các anh chị em mới kí vào đó để chú đứng ra giải quyết tranh chấp đất.  Thứ ba là sau khi có được tờ thỏa thuận đó thì chú tôi không giải quyết việc tranh chấp cho rõ ràng, không thông báo gì với chúng tôi mà chuyển toàn bộ giấy tờ sang tên của chú tôi và mang bằng chứng là tờ thỏa thuận đó đã thỏa thuận cho chú tôi sở hữu đất với cơ quan địa phương và cơ quan địa phương đã thấy nó là đúng nên đã cấp sổ đỏ cho chú.

Vậy cho tôi hỏi vấn đề như sau:

– Tờ thỏa thuận đó có đúng không? có hiệu lực pháp luật không?

– Nếu không đúng thì chúng tôi phải làm thế nào để hủy nó, lấy lại đất của mình? 

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Giao dịch dân sự có vô hiệu do bị lừa dối không?

Giao dịch dân sự có vô hiệu do bị lừa dối không?

Về vấn đề tờ thỏa thuận đó có đúng pháp luật hay không? chúng tôi xin giải quyết như sau: thứ nhất, đã gọi là thỏa thuận họp mặt gia đình thì cần tham gia đầy đủ của các thành viên gia đình, từ đó cùng nhau thỏa thuận, đóng góp ý kiến, đề ra phương án, việc chú của bạn tự đề ra những nội dung trong thỏa thuận đó là sai bản chất của việc thỏa thuận. Thứ hai là việc chú bạn chưa ghi thỏa thuận đã bắt các thành viên kí vào đã có dấu hiệu của sự lừa dối ở đây, bởi biên bản đó phải có sự đóng góp ý kiến, đây chỉ là ý kiến của riêng chú bạn,là ý kiến của quan, không ai chứng kiến cả, và do đó sẽ dẫn đến gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, sau khi chú bạn được mọi người kí biên bản đó thì chuyển hết quyền sử dụng đất về mình mà không giải quyết tranh chấp. Do vậy, chúng tôi nhận thấy đã có sự lừa dối của chú bạn với các thành viên trong gia đình nhằm chiếm quyền sử dụng đất của mọi người. Và hệ quả của việc gian dối này được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Như vậy, theo như những phân tích ở trên thì chú bạn đã có hành vi cố ý làm cho những người trong gia đình hiểu nhầm việc viết biên bản thỏa thuận để giải quyết tranh chấp nhưng thực ra chú bạn đã chiếm giữ toàn bộ mảnh đất đó. Như vậy, giao dịch dân sự này đã bị vô hiệu. Cụ thể là tờ thỏa thuận gia đình đã bị vô hiệu do bị lừa dối, và khi bị vô hiệu thì nó sẽ không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các bên và các bên hoàn trả lại những gì đã nhận. 

Chúng ta đã xác định tờ thỏa thuận gia đình đó bị vô hiệu do chú bạn lừa dối gia đình. Tuy nhiên, các bạn muốn lấy lại mảnh đất thì cần có đơn yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu thì mới được công nhận về mặt pháp luật. Do đó, bạn và gia đình cần gửi đơn đến Tòa án, cùng các chứng cứ, lời khai, chứng minh mình bị lừa dối và Tòa án sẽ giải quyết cho gia đình bạn tuyên vô hiệu hay không tùy vào tình hình thực tế.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.  

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi