Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Phản Đối Đơn Đăng Ký Sáng Chế Như Thế Nào?
  • Thứ hai, 29/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1748 Lượt xem

Phản Đối Đơn Đăng Ký Sáng Chế Như Thế Nào?

Phản đối đơn đăng ký sáng chế có tác dụng to lớn đối với việc sử dụng quyền cũng như để ngăn chặn các hành vi sử dụng và đăng ký sáng chế không đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt, thông qua việc phản đối các đơn đăng ký trùng lặp, đạo nhái ý tưởng mọi người còn có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Dịch vụ phản đối đơn đăng ký sáng chế sẽ giúp chủ thể là chủ sở hữu độc quyền sáng chế hoặc chủ đơn đăng ký sáng chế hoặc một bên thứ ba bất kỳ có ý kiến với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế. 

Phản đối đơn đăng ký sáng chế có tác dụng to lớn đối với việc sử dụng quyền cũng như để ngăn chặn được hành vi sử dụng và đăng ký sáng chế không đúng quy định của pháp luật. Bạn sẽ phải chứng minh được rằng đối tượng trong đơn đăng ký không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại Việt Nam và bạn phải kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh việc này.                                         

phản đối đơn đăng ký sáng chế

Thời hạn để phản đối đơn đăng ký sáng chế?

Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của người thứ ba, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời bằng văn bản.

Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người thứ ba và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người thứ ba trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó. Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến của người nộp đơn và người thứ ba trên cơ sở chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp và tài liệu có trong đơn.

Trong trường hợp xét thấy ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ không phải thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn, nhưng phải thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến, có nêu rõ lý do.

Trong trường hợp ý kiến của người thứ ba liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét thấy không thể xác định ý kiến của người thứ ba là có cơ sở hay không, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người thứ ba nộp đơn cho Toà án giải quyết. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo mà người thứ ba không thông báo cho Cục Sở hữu trí tuệ về việc đã nộp đơn cho Toà án giải quyết thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người thứ ba rút bỏ ý kiến. Nếu Cục Sở hữu trí tuệ được thông báo trong thời hạn như trên của người thứ ba, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Toà án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Toà án việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó.

Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người thứ ba và người nộp đơn để làm rõ hơn vấn đề có ý kiến phản đối nếu xét thấy cần thiết và có yêu cầu của cả hai bên.

Thời hạn dành cho người nộp đơn trả lời ý kiến phản đối của người thứ ba không tính vào thời hạn dành cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định”.

Lợi ích của việc phản đối đơn đăng ký sáng chế?

– Rõ ràng một số trường hợp phản đối đơn là căn cứ duy nhất để cơ quan sở hữu trí tuệ quyết định có cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký sáng chế.

– Mặt khác không gì có thể đảm bảo rằng cơ quan sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định đơn đăng ký một cách chính xác nhất, đặc biệt là đối với các đơn đăng ký sáng chếđăng ký kiểu dáng công nghiệp khi mà quy trình thẩm định yêu cầu phải tra cứu thông tin ở phạm vi trên toàn thế giới.

Ai có quyền phản đối đơn?

Luật Sở hữu trí tuệ quy định bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối đơn đăng ký sáng chế, điều này được hiểu là trường hợp một đơn đăng ký sẽ có nhiều phản đối đơn và do đó sẽ không cần phải phản đối đơn nữa.

Đúng là trong thực tế có thể có trường hợp một đơn đăng ký bị nhiều bên phản đối. Tuy nhiên, về nguyên tắc, phản đối đơn đăng ký sáng chế là cách để bên thứ ba bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên nếu bạn cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm thì bạn nên tự mình phản đối đơn mà không nên trông chờ hay ỷ lại vào phản đối đơn của chủ thể khác cùng việc thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ phản đối đơn đăng ký sáng chế

Hồ sơ phản đối đơn đăng ký sáng chế bao gồm những tài liệu sau đây:

– Công văn phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế;

– Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn phản đối

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí liên quan đến phản đối theo quy định.

Dịch vụ phản đối đơn đăng ký sáng chế

Khi có nhu cầu phản đối đơn đăng ký sáng chế, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật Hoàng Phi để được cung cấp dịch vụ.

– Tư vấn, đánh giá mức độ tương tự và hướng dẫn khách hàng thủ tục phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế;

– Tư vấn pháp lý trong suốt quá trình tiến hành thủ tục phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế;

– Soạn thảo công văn phản đối và kiểm tra các tài liệu, chứng cứ để tiến hành thủ tục phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế;

– Đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế cục SHTT.

– Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến thực hiện thủ tục phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế;

– Theo dõi, tư vấn và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong toàn bộ quá trình hiện thủ tục phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi