Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả: Thủ tục, hồ sơ, chi phí
  • Chủ nhật, 18/02/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 53339 Lượt xem

Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả: Thủ tục, hồ sơ, chi phí

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả là việc chủ sở hữu, tác giả sáng tạo ra tác phẩm tiến hành đăng ký bản quyền cho tác phẩm do mình sáng tạo ra tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của mình.

Trong bài viết này, Công ty Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả để khách hàng có thể tham khảo một cách chi tiết nhất.

Cơ sở pháp lý quy định đăng ký bản quyền

Để tìm hiểu quy định pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quý khách hàng có thể tham khảo những văn bản sau đây:

– Luật sở hữu trí tuệ số: 50/2005/QH11 có hiệu lực ngày 01/07/2006;

– Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009, 2022;

– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành;

– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành;

– Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;

– Thông tư 211/2016/TT-BTC

Định nghĩa bản quyền, đăng ký bản quyền, căn cứ phát sinh quyền tác giả?

Bản quyền là gì?

Bản quyền là một loại quyền sở hữu trí tuệ được cấp cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả để kiểm soát việc sao chép, sử dụng, phân phối và trình bày tác phẩm của họ.

Bản quyền cung cấp cho chủ sở hữu tác phẩm quyền hạn độc quyền và bảo vệ tác phẩm khỏi việc bị sao chép hoặc sử dụng mà không được phép

Đăng ký quyền tác giả là gì?

Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cục bản quyền tác giả) để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Lưu ý:

– Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định.

– Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

– Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền tác giả  về cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

– Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Căn cứ phát sinh quyền tác giả?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) quy định về căn cứ phát sinh quyền tác giả như sau:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Lý do phải đăng ký bản quyền tác giả?

Việc đăng ký bản quyền là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của tác giả đối với tác phẩm của mình. Khi đăng ký, chủ sở hữu sẽ được cấp một giấy chứng nhận bản xác nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm đó và có quyền kiểm soát việc sử dụng tác phẩm đó.

Dưới đây là những lý do vì sao nên đăng ký:

– Bảo vệ quyền lợi của tác giả: Đăng ký sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả, tránh việc bị sao chép, sử dụng trái phép hoặc bị xâm phạm bản quyền.

– Khẳng định quyền sở hữu: Giấy chứng nhận bản quyền tác giả sẽ là tài liệu chứng nhận quyền sở hữu tác phẩm. Điều này có thể hữu ích trong trường hợp tranh chấp bản quyền hoặc khi bạn muốn bán tác phẩm của mình.

– Được hỗ trợ pháp lý: Nếu tác giả phát hiện có người sử dụng trái phép tác phẩm của mình, tác giả có thể yêu cầu người sử dụng đó ngừng sử dụng và có thể đòi bồi thường thiệt hại. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tác giả đã đăng ký bản quyền tác giả.

– Tạo động lực cho tác giả: Việc đăng ký bản quyền cũng có thể tạo động lực cho tác giả tiếp tục sáng tác và phát triển các tác phẩm mới.

Vì vậy, đăng ký là một cách quan trọng để bảo vệ quyền lợi của tác giả và đảm bảo tác phẩm được sử dụng đúng cách.

Luật sư Kim Oanh – Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ tư vấn quy trình đăng ký bản quyền tác giả

Ai có quyền đăng ký bản quyền tác giả?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.

Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.

Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả?

Theo quy định mới nhất tại Điều 6 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ quy định các loại hình tác phẩm như sau:

1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ:

a) Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác;

b) Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

3. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

4. Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

5. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.

7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm:

a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;

c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.

Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

9. Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;

b) Công trình kiến trúc.

11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

12. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, dân ca, làn điệu âm nhạc; điệu múa, dân vũ, vở diễn, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian khác.

Quy trình, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?

Thủ tục đăng ký bản quyền được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ

Như đã nói ở trên, loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả sẽ được chia thành nhiều đối tượng khác nhau và tùy vào từng tác phẩm sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.

Ví dụ: bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc hoặc phần mềm máy tính sẽ được đăng ký dưới loại hình là tác phẩm chương trình máy tính.

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết

Sau khi xác định được loại hình tác phẩm sẽ đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền sẽ tiến hành chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết để đăng ký.

Bước 3: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Sau khi xác định xong loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ, tác giả hoặc chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện được ủy quyền sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:

a) Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả

Lưu ý: Tờ khai đăng ký sẽ được lập bằng tiếng Việt, chủ đơn đăng ký hoặc tổ chức được ủy quyền phải hoàn thành đầy đủ thông tin được ghi tờ khai bao gồm các thông tin cơ bản như (i) thông tin về chủ sở hữu tác phẩm (ii) thông tin về tác giả (iii) thông tin về công ty được ủy quyền đăng ký (iv) thông tin về tác phẩm đăng ký (v) thông tin về ngày hoàn thành tác phẩm, ngày tác phẩm công bố, hình thức công bố, tóm tắt về tác phẩm…vv.

b) 02 bản tác phẩm đăng ký. Cụ thể như sau:

+ Với tác phẩm viết: 02 quyển trên giấy A4 có đánh số trang và chữ ký của tác giả vào từng trang hoặc dấu giáp lai công ty;

+ Với chương trình máy tính: 02 bản in mã nguồn + giao diện phần mềm trên giấy A4 + 02 đĩa CD có nội dung mã nguồn và giao diện trên đó;

+ Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 02 bản in trên giấy A4 tác phẩm có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;

+ Đối với tác phẩm âm nhạc: 02 bản in phần nhạc + lời hoặc bản ghi âm (thu âm) trong trường hợp đã ghi âm;

+ Đối với tác phẩm kiến trúc: 02 bản vẽ trên giấy A3

+……………………………………………………………….

Lưu ý: Đối với các tác phẩm đặc thù (tranh, tượng…) có kích thước cồng kềnh bản sao sẽ thay bằng ảnh chụp.

c) Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (Ủy quyền cho Công ty Luật Hoàng Phi đại diện Đăng ký) – Mẫu do Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp

d) Bản gốc giấy tờ xác nhận quyền nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp được kế thừa, chuyển giao…

đ) Văn bản thỏa thuận giữa các tác giả trong trường hợp tác phẩm có nhiều tác giả (đồng tác giả)

e) Trường hợp tác phẩm đăng ký bản quyền thuộc sở hữu chung sẽ cần có giấy xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu khác.

f) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao)

g) Giấy cam đoan của tác giả (theo mẫu do Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp)

h) Bản sao giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập…vv (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân, tổ chức)

i) Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tác ra tác phẩm (theo mẫu do Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp).

Đăng ký Bản quyền

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ỦY QUYỀN cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội. Khách hàng ở các tỉnh miền Nam và miền Trung khi có nhu cầu có thể đăng ký tại văn phòng giao dịch Cục Bản quyền tác giả ở TP.HCM và Đà Nẵng.

Hồ sơ đăng ký bản quyền có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới 1 trong 03 địa chỉ nêu trên. Tuy nhiên, để tránh những phát sinh không cần thiết và trong trường hợp có điều kiện, chủ đơn vẫn nên nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký bản quyền tới các cơ quan nêu trên.

(i) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội:

Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.

(ii) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:

Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086

(iii) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Đà Nẵng

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:

Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

Bước 6: Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.

Hướng dẫn Soạn tờ khai Đăng ký bản quyền tác giả

Thời gian đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam?

Trong thời gian 40-50 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo.

Lưu ý: Khách hàng có thể rút ngắn thời gian xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền xuống còn 30 – 35 ngày làm việc khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn và đại diện nộp đơn đăng ký của Công ty Luật Hoàng Phi.

Ngoài khung thời gian trên, Luật Hoàng Phi còn cung cấp dịch vụ Đăng ký bản quyền nhanh với khác gói thời gian đăng ký như sau:

– Gói 1: 20 ngày làm việc;

– Gói 2: 10-12 ngày làm việc;

– Gói 3: 5-7 ngày làm việc;

Để được tư vấn chi tiết hơn về các gói trên, quý khách có thể liên hệ với số Hotline: 0981 378 999 để được tư vấn.

Chi Phí Đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?

Trước khi tiến hành đăng ký bản quyền tác giả, sẽ rất nhiều khách hàng sẽ quan tâm đến mức phí đăng ký bản quyền để xem phí đăng ký có đắt không? cách tính phí như thế nào?

Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi sẽ tư vấn các tính phí đăng ký như sau:

(i) Lệ phí (phí nhà nước) đăng ký:

Lệ phí đăng ký là khoản phí và tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ phải trả cho cơ quan đăng ký (cục bản quyền tác giả) và tùy vào từng loại hình tác phẩm sẽ có cách tính phí khác nhau.

Ví dụ: tác phẩm viết lệ phí đăng ký sẽ là 100.000 VND, tác phẩm chương trình máy tính sẽ là: 600.000 VND

Do loại hình tác phẩm là rất nhiều nên chứng tôi đã có 1 bài viết về phí đăng ký: khách hàng có thể tham khảo chi phí đăng ký bản quyền tác giả để biết cụ thể.

(ii) Phí dịch vụ đăng ký bản quyền:

Phí dịch vụ đăng ký bản quyền chỉ phát sinh khi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sử dụng dịch vụ đăng ký bằng hình thức ủy quyền cho công ty đại diện quyền tác giả thay mặt tiến hành mọi thủ tục đăng ký bản quyền.

Với khoản phí này, mỗi công ty sẽ có cách tính phí khác nhau và trên cơ sở phù hợp với nội dung công việc, chất lượng dịch vụ và các yếu tố khác theo yêu cầu của khách hàng.

Với Công ty chúng tôi, để có thể biết rõ chi phí đăng ký khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chuyên viên tư vấn theo thông tin bên dưới để được tư vấn mức phí đăng ký.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Công ty Luật Hoàng Phi

Trong suốt quá trình làm thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng, chúng tôi luôn thực hiện đầy đủ các công việc của mình như:

– Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bản quyền.

– Tư vấn và phân loại đối tượng đăng ký bản quyền tác giả cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng;

– Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.

– Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí tại Cục bản quyền tác giả.

– Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ

– Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có)

– Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả và bàn giao tới Quý khách hang.

– Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).

– Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký (nếu có)

Vì sao nên chọn Dịch vụ Đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật Hoàng Phi?

Giữa hàng trăm công ty cung cấp dịch vụ, tại sao khách hàng lại chọn chúng tôi là đơn vị tư vấn và đại diện đăng ký. Hãy tham khảo những lý do sau đây:

+ Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện và đa dạng lĩnh vực tư vấn bao gồm:

Ngoài lĩnh vực tư vấn và đại diện đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, Công ty chúng tôi còn cung cấp những dịch vụ sau:

(i) Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

(ii) Dịch vụ tư vấn Đầu tư

(iii) Dịch vụ tư vấn pháp luật

(iv) Dịch vụ tư vấn giấy phép

+ Công ty Luật Hoàng Phi có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, am hiểu sâu trong các lĩnh vực tư vấn nói chung và đăng ký các đối tượng bản quyền tác giả nói riêng.

+ Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước như VNPT; FPT; BKAV; VINAPHONE; MOBIFONE, VIETTEL, VIỆN DẦU KHÍ…vv.

+ Chi phí Công ty Luật Hoàng Phi đưa ra không phải là rẻ nhất, nhưng là hợp lý nhất so với chất lượng dịch vụ công ty mang lại cho khách hàng.

+ Công ty Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện được cấp phép. Do đó, chỉ với giấy ủy quyền của khách hàng, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng làm mọi việc liên quan đến việc đăng ký bản quyền tác giả.

+ Công ty chúng tôi có 02 văn phòng đặt tại Hà Nội và Hồ Chí Minh là 02 thành phố lớn nhất Việt Nam. Do đó, đây sẽ là 02 địa điểm thuận lợi cho khách hàng phía Bắc và khách hàng phía Nam khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

+ Với khách hàng có khoảng cách địa lý gần Công ty, chúng tôi sẽ cử chuyên viên trực tiếp tới địa chỉ khách hàng thực hiện dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả.

+ Công ty Luật Hoàng Phi với hơn 50 chuyên viên pháp lý cao cấp, có nhiều nhân viên đã có trên 10 năm kinh nghiệm tư vần và xác lập các đội tượng quyền tác giả sẽ giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Với những ưu thế và điểm mạnh nêu trên, Công ty Luật Hoàng Phi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ.


Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả

Lưu ý gì khi đăng ký bản quyền tại Việt Nam?

Khi đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam, bạn nên lưu ý một số điểm sau:

– Chuẩn bị đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết trước khi tiến hành đăng ký quyền tác giả.

– Kiểm tra xem tác phẩm muốn đăng ký có phải đối tượng bảo hộ quyền tác giả hay không.

– Tham khảo các quy định liên quan đến bản quyền tại Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam để đảm bảo quá trình đăng ký được thực hiện đúng quy định và đảm bảo quyền lợi của tác giả.

– Tham khảo chi phí liên quan đến đăng ký bản quyền để chuẩn bị ngân sách phù hợp.

– Thường xuyên cập nhật và theo dõi thông tin về bản quyền và các thay đổi liên quan đến luật sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ.

– Nếu cần, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm để giúp bạn đăng ký bản quyền và giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Tôi muốn dịch một tác phẩm từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt và đăng ký tác phẩm đó tại Việt Nam, tôi có được phép làm điều đó không?

Trả lời: Theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2022 ), tác phẩm phái sinh được quy định là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.

Căn cứ theo quy định nêu trên, các tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm gốc bao gồm: Tác phẩm dịch ra ngôn ngữ khác của tác phẩm gốc: là tác phẩm được dịch sang ngôn ngữ khác một cách sát nghĩa, không diễn đạt sai nội dung dựa trên nội dung của tác phẩm gốc.

Trường hợp bạn muốn dịch tác phẩm từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt và đăng ký tác phẩm đó, bạn cần nhận được sự đồng ý bằng văn bản từ chủ sở hữu của tác phẩm gốc.

Tôi có thể đăng tải một tác phẩm của mình lên mạng Internet không cần phải đăng ký bản quyền?

Trả lời: Bạn vẫn có quyền đăng tải tác phẩm của mình lên mạng internet mà không cần phải đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bảo vệ quyền lợi của mình và tránh việc bị sao chép hay sử dụng tác phẩm một cách trái phép, bạn nên đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình.

Việc đăng ký bản quyền sẽ giúp bạn có được quyền độc quyền trong việc sử dụng, sao chép và phân phối tác phẩm của mình trên mạng internet, đồng thời giúp bạn có căn cứ pháp lý để kiện các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bạn.

Ngoài ra, nếu tác phẩm của bạn được đăng tải trên mạng internet mà không có bản quyền được đăng ký, thì nó có thể bị sao chép hoặc sử dụng một cách trái phép một cách dễ dàng. Do đó, đăng ký bản quyền là một cách để bảo vệ quyền lợi của bạn và đảm bảo rằng tác phẩm của bạn được sử dụng một cách hợp pháp trên mạng internet.

Tôi là một nghệ sĩ sáng tác nhạc, tôi cần phải đăng ký bản quyền cho những bài hát của mình không?

Trả lời: Việc đăng ký bản quyền cho bài hát là thủ tục không bắt buộc NHƯNG bạn nên đăng ký bản quyền cho những bài hát của mình. Đăng ký bản quyền là một cách để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn đối với những bài hát mà bạn sáng tác và giúp bạn có được quyền độc quyền để kiểm soát việc sử dụng, sao chép, phân phối và trình bày những bài hát đó.

Nếu tôi sử dụng một bài hát nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm của mình, tôi cần phải xin phép và trả tiền cho người sáng tác không?

Nếu bạn muốn sử dụng một bài hát nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm của mình, bạn cần phải xin phép và trả tiền cho người sáng tác hoặc chủ sở hữu bản quyền của bài hát đó.

Thông thường, việc sử dụng bài hát nổi tiếng trong một quảng cáo thương mại sẽ có chi phí cao và phải được thỏa thuận trước bằng một hợp đồng cấp phép sử dụng âm nhạc.

Nếu bạn không xin phép sử dụng bài hát nổi tiếng hoặc sử dụng nó một cách trái phép, bạn có thể bị kiện và bị phạt tiền. Việc xin phép và trả tiền cho sử dụng bài hát là một cách để đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ luật sở hữu trí tuệ và đảm bảo quyền lợi của chính bạn cũng như chủ sở hữu bản quyền bài hát.

Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả như thế nào?

Chào Luật sư, tôi đã đăng ký bản quyền tác giả cho 01 tác phẩm chương trình máy tính, hiện nay có 1 số đối tác muốn nhận chuyển nhượng bản quyền này, luật sư vui lòng tư vấn cho tôi thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả được không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào Anh, với câu hỏi này của Anh, chúng tôi trả lời như sau:

Sau khi đăng ký bản quyền và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, vì 1 lý do nào đó Anh không có nhu cầu sử dụng tác phẩm, Anh có thể tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả cho tác phẩm đăng ký từ chủ sở hữu tác phẩm cũ sang chủ sở hữu tác phẩm mới.

Để tiến hành thủ tục chuyển nhượng, Anh cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, trong hợp đồng chuyển nhượng sẽ bắt buộc phải có những nội dung sau:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

b) Căn cứ chuyển nhượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tới Cục bản quyền tác giả, thành phần hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng;

– Bản gốc hợp đồng chuyển nhượng;

– Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ sở hữu mới (bên nhận chuyển nhượng là cá nhân) hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bên nhận chuyển nhượng là pháp nhân)

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;

– Bản gốc tác phẩm đã đăng ký

– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho công ty đại diện thực hiện thủ tục chuyển nhượng

Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ, cục bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho chủ sở hữu mới. Khi đó, quyền tài sản của tác phẩm sẽ được chuyển từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới.

(Chi nhánh Văn phòng Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh)

Thời gian bảo hộ bản quyền tác giả bao lâu?

Câu hỏi: Chào Quý công ty, tôi là tác giả của 1 phần mềm máy tính, để bảo hộ quyền tác giả cho phần mềm tôi đã tiến hành đăng ký bản quyền phần mềm và đã được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho chương trình máy tính. Tôi có thắc mắc là thời gian bảo hộ của quyền tác giả là bao lâu vì trên giấy chứng nhận đăng ký không ghi thời gian bảo hộ, rất mong được quý công ty giải đáp thắc mắc này.

Trả lời:

Chào Anh, với thắc mắc này của Anh công ty chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ bao gồm 2 quyền (i) quyền tài sản (ii) quyền nhân thân. Trường hợp cụ thể của Anh, Anh vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu tác phẩm, Anh sẽ có đủ 2 quyền là quyền như trên.

(i) Thời gian bảo hộ đối với quyền nhân thân:

“Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền nhân thân như sau:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Căn cứ vào điều 27 – Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định thời hạn bảo hộ như sau:

“Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả       

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, quyền nhân thân quy định tại khoản 1,2,4 nêu trên Anh sẽ được pháp luật bảo hộ vô thời hạn

(i) Thời gian bảo hộ đối với quyền tài sản:

Quyền tài sản được quy định trong điều 20 Luật SHTT 2005 như sau:

“Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Căn cứ Khoản 2 điều 27 Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản như sau:

“2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Căn cứ vào quy định nêu trên, chương trình máy tính của Anh thuộc mục (b) nêu trên và sẽ có thời hạn bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết

Đội tượng nào không được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ?

Trả lời: Theo quy định tại điều 8 nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan:

– Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.

– Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định được hiểu như sau:

+ Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;

+ Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;

+ Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;

+ Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;

+ Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (404 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi