Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đánh người gây thương tích dưới 11% có phạm tội không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3056 Lượt xem

Đánh người gây thương tích dưới 11% có phạm tội không?

Cháu trai tôi năm nay 17 tuổi, vì mâu thuẫn cá nhân nên cháu tôi đánh nhau với bạn. Cậu bạn kia được kết luận là chịu thương tật 10%. Vậy cháu tôi có phạm tội hay không?

Câu hỏi:

Cháu họ tôi năm nay 17 tuổi và học lớp 11. Vừa qua, vì có mâu thuẫn trong chuyện tình cảm với một cậu học sinh khác, nó đã gọi cậu học sinh kia ra để nói chuyện nhưng thực chất là để đánh nhau. Cháu tôi chỉ bị xây xát nhẹ còn cậu bé kia thì bị rách ở phần đầu phải khâu nhiều mũi và mắt thì bị chảy máu trong dẫn đến giảm thị lực. Được biết, gia đình kia có đưa cậu bé bị cháu tôi đánh đi khám và được kết luận thương tật 10%. Vậy xin luật sư cho biết, liệu cháu tôi có bị xử lý về hình sự hay không?

 

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư của Hoàng Phi trả lời như sau:

Đánh người gây thương tích dưới 11% có phạm tội không?

Để xác định cháu bạn liệu có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình hay không thì cần phân tích, đánh giá một số yếu tố sau:

Về chủ thể: từ thông tin bạn đưa ra có thể thấy cháu bạn thực hiện hành vi khi 17 và không ở vào tình trạng mắc các bệnh về thần kinh làm mất hay ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Vậy nên, về nguyên tắc thì cháu bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trước về hành vi mình gây ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

Về khách thể: có thể thấy, hành vi của cháu bạn đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng của công dân khác, đây cũng là quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ. Vậy nên, hành vi của cháu bạn hoàn toàn có thể thuộc sự điều chỉnh của pháp luật hình sự.

Về mặt khách quan: trong tình huống này, cháu bạn đã có hành vi dùng vũ lực đối với người khác và đã gây ra thương tích, tổn hại nhất định về sức khỏe cho người đó, cụ thể là tỉ lệ thương tật 10%. Đây là hành vi khách quan của nhiều phạm tội trong nhóm các tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe con người quy định tại chương XIV Bộ luật hình sự 2015 như: cố ý gây thương tích, tổn hại về sức khỏe cho người khác (điều 134); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 135); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (điều 136); Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (điều 137); Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (điều 138) và một số tội khác.

Về mặt chủ quan: theo những thông tin bạn đưa ra thì cháu bạn thực hiện hành vi này với lỗi cố ý. Cháu bạn biết và buộc phải biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm cho xã hội và trực tiếp là cậu học sinh kia nhưng vẫn muốn thực hiện hành đó khi lừa gọi cậu bạn ra để nói chuyện để  để có thể thực hiện hành vi của mình. Hành vi xuất phát từ động cơ là mâu thuẫn trong chuyện tình cảm giữa hai người .Mục đích mà cháu bạn hướng tới là gây ra thương tích về mặt thể chất cho cậu bạn kia để dọa nạt và qua đó giải quyết mâu thuẫn.

Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng hành vi của cháu bạn là hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác. Tuy nhiên, việc cháu bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe của người khác theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015  hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Bạn đưa ra tỉ lệ thương tật của người bị cháu bạn đánh là 10% và khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

Đánh người gây thương tích dưới 11% có phạm tội không?

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Vậy nên, có thể thấy theo quy định ở trên thì dù gây ra thương tật dưới 11% cho người khác nhưng cháu bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác nếu hành vi của cháu bạn phạm phải các yếu tố, tình tiết quy định từ điểm a đến điểm o trong quy định trên. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin cụ thể trong tình huống của cháu mình để đối chiếu vào quy định trên để xác định liệu cháu bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi