Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh thế nào?
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 3446 Lượt xem

Thủ tục đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh thế nào?

Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Luật Hoàng Phi còn có văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh nên khi cần tư vấn, hướng dẫn hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký thuơng hiệu, chúng tôi sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Luật Hoàng Phi không chỉ có đội ngũ luật sư giỏi mà còn dày dặn kinh nghiệm, yêu nghề, luôn tận tình hỗ trợ cá nhân, tổ chức khi cần thiết.

Đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh khó hay dễ? Muốn tiến hành thủ tục đăng ký phải làm sao? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu? Thông thường thời gian nhận được giấy chứng nhận là bao lâu tính từ thời điểm nộp hồ sơ?… Cùng rất nhiều các câu hỏi khác được cá nhân, tổ chức đưa ra khi muốn có ý định tiến hành đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu TP Hồ Chí Minh nói riêng.

Luật Hoàng Phi với kinh nghiệm trong hơn 12 năm đăng ký sở hữu trí tuệ (logo, nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp) cho hàng trăm nghìn tổ chức, cá nhân trên toàn quốc sẽ lần lượt đưa ra những lời giải đáp cho các vấn đề trên. Hy vọng với những nội dung mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho việc đăng ký thương hiệu của cá nhân, tổ chức trở nên dễ dàng hơn.

Đôi nét về thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10′ – 10o 38’ vĩ độ Bắc và 1060 22’– 106054′ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài.

Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza… hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.

Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, trở thành một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.

Đăng ký thương hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Đăng ký thương hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh là thủ tục pháp lý do cá nhân, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhằm bảo hộ thương hiệu. Khái niệm thương hiệu không được ghi nhận theo pháp luật Việt Nam, tuy nhiên có thể hiểu về thương hiệu theo các giải thích như sau:

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association): Thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa/ dịch vụ của những người bán khác nhau. 

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization): Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.

Như vậy, thương hiệu có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự kết hợp các yếu tố hữu hình và vô hình để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức với nhau. Tại Việt Nam, thương hiệu không là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, để bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký cho các yếu tố của thương hiệu, trong đó, phổ biến nhất là đăng ký nhãn hiệu, bởi nhãn hiệu là dấu hiệu nhận diện hàng hóa, dịch vụ đơn giản và được sử dụng nhiều nhất.

Trong nội dung bài viết này, khi chia sẻ về đăng ký thương hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ chia sẻ dưới góc độ đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy, Quý vị cần lưu ý.

Tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Như đã nêu ở trên, thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều doanh nghiệp lớn và ngày càng phát triển về kinh tế nên việc đăng ký thương hiệu tại đây có ý nghĩa hết sức quan trọng:

– Ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến thương hiệu do doanh nghiệp xây dựng hay nói cách khác là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp;

– Có biện pháp xử lý nếu phát hiện ra các hành vi xâm phạm đến thương hiệu của doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi đã đăng ký thương hiệu đồng nghĩa với việc được pháp luật công nhận và bảo vệ;

– Để tránh gây nhầm lẫn không phân biệt được khi khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ hàng hóa do doanh nghiệp cung cấp.

Lưu ý về thương hiệu đăng ký tại TP Hồ Chí Minh

Để đăng ký thương hiệu theo hình thức đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu phải đảm bảo các điều kiện chung để được bảo hộ đối với nhãn hiệu theo điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Lưu ý: Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, thương hiệu đăng ký tại thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo đồng thời hai yếu tố là nhìn thấy được và có khả năng phân biệt. Để đảm bảo hiệu quả cao khi thực hiện đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh, Quý vị nên kết hợp việc thiết kế thương hiệu và tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ thương hiệu. Việc tra cứu nên ưu tiên thực hiện theo hình thức tra cứu chuyên sâu để đánh giá chính xác về khả năng trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn lên tới 90%. Quý vị có nhu cầu thực hiện tra cứu hoặc kết hợp cả thiết kế và tra cứu có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được tư vấn, hỗ trợ.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh

Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh theo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, gồm các giấy tờ, tài liệu khác nhau trong trường hợp cụ thể, tuy nhiên thường gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

+ Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;

+ Phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11).

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến cơ quan có thẩm quyền để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Cách thức đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh

Có hai phương án mà mọi người có thể lựa chọn khi muốn đăng ký thương hiệu ở TP Hồ Chí Minh đó chính là:

– Tự chủ động thực hiện theo đúng quy trình mà pháp luật đề ra.

– Thuê một công ty luật thực hiện thay quy trình đăng ký.

Đối với trường hợp thuê công ty luật, mọi người sẽ phải trả thêm một khoản phí dịch vụ ngoài lệ phí nhà nước đã quy định. Mặc dù vậy nhưng phương pháp này vẫn được rất nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn do thời gian thực hiện nhanh, chính xác.

Đặc biệt, khi thuê dịch vụ ngoài, mọi người sẽ không phải lo lắng bất kỳ vấn đề gì, bởi tất cả quy trình thực hiện, thủ tục đăng ký thương hiệu đều đã do đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện.

Đối với trường hợp muốn chủ động thực hiện, mọi người sẽ thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh

– Bước 2: Nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện)

– Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt, thẩm định, đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng

Lúc này sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra. Trường hợp hồ sơ đúng với quy định, CSHTT sẽ cấp giấy chứng nhận. Trường hợp hồ sơ sai quy định, CSHTT sẽ gửi thông báo yêu cầu sửa đổi.

Cơ quan nhà nước nào tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thương hiệu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xử lý. Chính vì thế, cá nhân, tổ chức muốn bảo hộ cho thương hiệu của mình sẽ phải thực hiện thủ tục và nộp hồ sơ đến Cục. Ở thời điểm hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ có một trụ sở chính ở Hà Nội và hai văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Như vậy đồng nghĩa với việc, những cá nhân, tổ chức muốn đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh sẽ nộp hồ sơ ở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ 17-19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Thương hiệu được bảo hộ bao nhiêu năm?

Khi đăng ký thương hiệu độc quyền thành công, Quý vị được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng. Với trường hợp đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh theo hình thức đăng ký nhãn hiệu và đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định được cấp văn bằng bảo hộ – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Như vậy, thương hiệu khi đăng ký tại TP Hồ Chí Minh thành công, thương hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ khi được cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Do đó, thời hạn bảo hộ thương hiệu có thể là rất lâu nếu Quý vị đăng ký thành công và gia hạn liên tiếp.

đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh

Đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh khó hay dễ?

Việc thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu khó hay dễ, đơn giản hay phức tạp hoàn toàn phụ thuộc vào người thực hiện là ai? Có am hiểu tường tận các quy định của pháp luật hay không? Bởi như mọi người đã biết, đăng ký thương hiệu là một thủ tục pháp lý. Cho nên, các bước thực hiện hoàn toàn dựa trên những văn bản Nghị định, Thông tư… do pháp luật Việt Nam đề ra.

Tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến việc đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và trên toàn quốc nói chung đều được công khai minh bạch, rõ ràng trên các phương tiện truyền thông. Việc mọi người tìm hiểu những thông tin này là hoàn toàn tự nguyện.

Nếu mọi người tìm hiểu kỹ lưỡng các văn bản pháp luật này, chắc chắn việc thực hiện thủ tục đăng ký sẽ không hề khó. Ngược lại, nếu không dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng từng vấn đề, mọi người rất khó đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công.

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc

Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Luật Hoàng Phi còn có văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh nên khi cần tư vấn, hướng dẫn hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu, chúng tôi sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Luật Hoàng Phi không chỉ có đội ngũ luật sư giỏi mà còn dày dặn kinh nghiệm, yêu nghề, luôn tận tình hỗ trợ cá nhân, tổ chức khi cần thiết.

Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, cá nhân tổ chức không chỉ rút ngắn thời gian nhận kết quả mà còn tiết kiệm được tiền của, công sức. Bởi chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, tất tần tật mọi thủ tục, quy trình liên quan đều sẽ do chúng tôi xử lý, cá nhân, tổ chức sẽ không cần phải làm bất cứ công việc nào.

Khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các giấy tờ như sau:

– Mẫu đối tượng cần đăng ký nếu đã có;

– Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

– Danh sách những sản phẩm dịch vụ muốn đăng ký.

Sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ tài liệu cần thiết từ phía khách hàng chúng tôi sẽ thực hiện các công việc như sau:

– Tiến hành thiết kế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp nếu khách hàng có yêu cầu. Việc thiết kế được thực hiện đồng thời với quá trình tra cứu theo các cách thức ( sơ bộ hoặc nâng cao);

– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo hồ sơ hợp lệ về mặt hình thức;

– Trực tiếp nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa  của văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh;

– Nâng cao khả năng đăng ký được của thương hiệu, theo sát quá trình thẩm định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng;

– Ngoài ra, hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý khác xoay quanh việc sử dụng và bảo vệ thương hiệu của mình trên thực tế.

Nếu quan tâm đến dịch vụ đăng ký thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh của chúng tôi hay bất kỳ lĩnh vực nào liên quan như đăng ký mã vạch, đăng ký khuyến mại… hãy liên hệ đến các thông tin sau:

– Điện thoại: 024.62852839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999     

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi