Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 3209 Lượt xem

Quy trình đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp là việc quan trọng và giúp cho người nông dân cũng như doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có thể bảo hộ được tài sản trí tuệ của mình 1 cách tốt nhất

Không phải ai cũng hiểu rõ cách đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Do đó để giúp đỡ cho quý khách hàng đang có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp bài viết xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Tại sao nên đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp?

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp là thủ tục cá nhân, tổ chức thực hiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền để được ghi nhận tư cách chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp, được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp.

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp không bắt buộc nhưng cần thiết bởi:

– Quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ sở làm phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân. Chỉ với nhãn hiệu nổi tiếng, việc sử dụng nhãn hiệu là cơ sở phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, để một nhãn hiệu được xác định là nhãn hiệu nổi tiếng rất khó khăn. Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Nếu nhãn hiệu của Quý vị không đáp ứng được các điều kiện theo tiêu chí trên đây, việc sử dụng nhãn hiệu không đăng ký là một việc làm rất chủ quan. Sẽ ra sao nếu những cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu Quý vị cho rằng là nhãn hiệu nổi tiếng nhưng không được xác định là hành vi xâm phạm. Thậm chí Quý vị có thể gây mất thương hiệu bởi nếu một cá nhân, tổ chức khác đăng ký nhãn hiệu trước, chủ thể này sẽ có quyền ưu tiên, và khi nhãn hiệu đáp ứng được điều kiện bảo hộ, họ mới là chủ thể được cấp văn bằng bảo hộ. Không ít trường hợp phải mua lại thương hiệu từ người khác do sự chủ quan này.

– Việc đăng ký thương hiệu sản phẩm giúp Quý vị độc quyền sử dụng thương hiệu, khai thác các lợi ích kinh tế từ các giao dịch có liên quan như nhượng quyền, chuyển quyền sở hữu, góp vốn,…Đồng thời khi có hành vi xâm phạm quyền đối thương hiệu xảy ra, Quý vị có thể thực hiện các biện pháp theo quy định pháp luật để xử lý dễ dàng hơn.

Phân nhóm hàng hóa khi đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

Một trong những việc cần thiết khi Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp là phân nhóm đăng ký nhãn hiệu. Đây là thủ tục quan trọng để đảm bảo cho các danh mục sản phẩm hàng hóa có trong hồ sơ đăng ký được thông qua một cách hợp lệ nhất. Theo như bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11) thì sản phẩm nông nghiệp sẽ được xếp vào nhóm 29, 30 và 31.

– Nhóm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.

– Nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở…

– Nhóm 31: Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; Ðộng vật sống; Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi; Thức ăn cho động vật, mạch nha.

Tra cứu thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp

Nếu bạn không muốn quá mất nhiều thời gian cũng như hạn chế việc bị từ chối khi đăng ký nhãn hiệu không hợp lệ thì bạn nên tiến hành công việc tra cứu nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Nếu có sự trùng lặp thì bạn nên điều chỉnh để nâng cao khả năng đăng ký thương hiệu độc quyền thành công.

Vậy tra cứu nhãn hiệu có hai hình thức, tùy theo tính thuận tiện mà bạn có thể lựa chọn hình thức tra cứu phù hợp.

– Tra cứu sao bộ thì quý khách sẽ được tra cứu miễn phí và kết quả sẽ trả trong hai ngày làm việc.

– Tra cứu không chính thức tại cục sở hữu trí tuệ sẽ được tiến hành tra cứu và kết quả sẽ trả sau từ 2 đến 5 ngày kể từ khi nhận được mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.

Để đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

Hồ sơ đăng ký thương hiệu được áp dụng theo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Quy trình đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp thì chủ sở hữu sẽ đem hồ sơ này đến nộp cho Cục sở hữu trí tuệ. Khi nhận được đơn đăng ký của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền, Cục sẽ tiến hành làm việc theo quy trình sau đây kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ: 

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Thực tế quá trình xử lý đơn này thường kéo dài trên hai năm do tình trạng hồ sơ quá tải, bị tồn đọng.

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông sản tại Luật Hoàng Phi

Các cá nhân, tổ chức thiếu chuyên môn, kinh nghiệm không nên tự mình thực hiện đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp nói riêng bởi thủ tục đòi hỏi nhiều chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước. Quá trình đăng ký kéo dài có thể gây mệt mỏi cho người đăng ký, đặc biệt hiệu quả đem lại có thể không cao (không đảm bảo thương hiệu được bảo hộ. Vậy làm thế nào nếu muốn đơn giản hóa thủ tục này? Quý vị hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu trọn gói. Là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được cấp phép hoạt động, với hơn 10 năm kinh nghiệm và giải quyết đăng ký thành công cho +10000 cá nhân, tổ chức, chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu hỗ trợ từ A-Z với các nội dung như:

– Tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến thương hiệu, đăng ký thương hiệu;

– Thiết kế thương hiệu (trong trường hợp khách hàng chưa có mẫu thiết kế);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu với mẫu thương hiệu đã thiết kế;

– Soạn hồ sơ đăng ký thương hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký thương hiệu và kịp thời phản hồi cần thiết, tháo gỡ vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình xử lý hồ sơ;

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn việc thực hiện, bảo vệ quyền đối với thương hiệu sau đăng ký.

Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://luathoangphi.vn hoặc hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sản phẩm băng dính

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Đăng ký thương hiệu sản phẩm băng dính, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi tham khảo thông...

Đăng ký thương hiệu cho lạp xưởng

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm lạp xưởng giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng thương hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh...

Đăng ký thương hiệu sữa tắm

Đăng ký thương hiệu sữa tắm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin hữu ích...

Đăng ký thương hiệu bánh tráng trộn

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu bánh tráng trộn. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký logo cho trà túi lọc

Khi đã được cục SHTT cấp GCN đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm trà túi lọc thì chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hàng hóa vi phạm nhãn hiệu, xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự của các chủ thể...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi