Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào năm 2024?
  • Chủ nhật, 03/03/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1703 Lượt xem

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào năm 2024?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu kiểu dáng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết với của các yêu tố này, kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm ( thời gian bảo hộ kiểu dáng là 5 năm và có thể tiến hành gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần gia hạn 5 năm tiếp theo).

Để giúp quý khách hàng, bạn đọc nắm được trình tự đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Công ty Luật Hoàng Phi đưa ra quy trình đăng ký bảo hộ và những kiến thức quan trọng liên quan trong bài viết sau.

Các loại kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bao gồm?

Các loại kiểu dáng được bảo hộ bao gồm:

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét hoặc kết hợp các yếu tố này.

Ví dụ: Kiểu dáng công nghiệp của 1 xe ô tô hoặc máy hút bụi, xe máy, hộp thuốc

– Kiểu dáng công nghiệp là nhãn hàng hóa, bộ nhãn hàng hóa của sản phẩm bao gồm các yếu tố hình khối, đường nét được thể hiện hoặc kết hợp trên nhãn của sản phẩm

Ví dụ: Toàn bộ nhãn được gắn/dán lên 1 sản phẩm (nhãn của hộp sữa, nhãn chau dầu gội đầu)

Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Quyền nộp đơn đăng ký sẽ được thực hiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể như sau:

Quyền nộp kiểu dáng, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

– Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho. Hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

– Nếu kiểu dáng được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

– Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Tư vấn Quy trình Đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2024

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để được đăng ký bảo hộ (cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền) KDCN đăng ký bải đáp ứng được các điều kiện sau:

Tính mới của Kiểu dáng công công nghiệp:

Kiểu dáng chưa được bộ lộ trước thời điểm nộp đơn (có nghĩa chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký trước thời điểm đưa KDCN ra ngoài thị trường để lưu thông.

Trình độ sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp:

Yêu cầu kiểu dáng công nghiệp phải đạt được trình độ sáng tạo khác biệt với các KDCN khác đã có trên thị trường (không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã có)

Khả năng áp dụng công nghiệp:

Có thể chế tạo (sản xuất) ra các sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

Trên đây là 3 điều kiện cơ bản để 1 KDCN có khả năng đăng ký bảo hộ.

Thủ tục Đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Thủ tục Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng

Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?

Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng trước khi nộp đơn

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu và kết luận KDCN có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hồ sơ chi tiết chúng tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất

Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.

đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu sau đây:

02 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;

– 02 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– 02 Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;

– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;

– Giấy uỷ quyền (nếu cần);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

– Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn, gồm một (1) bản.

– Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;

– Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Người nộp đơn có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng như sau:

Cách 1: Hình thức nộp hồ sơ đăng ký giấy

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, chủ sở hữu có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ

Địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Cách 2: Hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng trực tuyến

– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Quý khách có thể trực tiếp vào website của Cục sở hữu trí tuệ để tham khảo các bước nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tuyến.

đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Quý khách hàng cần tư vấn về đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp xin gọi 0961.589.688

Một số lưu ý khác khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Khi tiến hành đăng ký, chủ sở hữu cần chú ý một số vấn đề sau trong đơn đăng ký kiểu dáng.

+ Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:

– Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

– Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);

– Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

– Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;

– Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;

– Bản chất của kiểu dáng công nghiệp. Trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét. Không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.

Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120) mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.

+ Đánh giá liệu xem kiểu dáng đăng ký có thuộc đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật SHTT hay không?

+ Đánh giá kiểu dáng đăng ký có tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp hay không?

+ Đánh giá xem kiểu dáng dự định đăng ký đã có ai nộp đơn đăng ký trước đó hay chưa?

Quy trình thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Quy trình thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Bước 2: Công bố đơn hợp lệ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận là hợp lệ công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký CDĐL là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được công nhận là hợp lệ, được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền KDCN cho đối tượng nêu trong đơn, theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung đơn KDCN là 7 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 4: Cấp bằng bảo hộ hoặc từ chối đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi hoàn thành thẩm định nội dung, trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ  nộp phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp để nhận được văn bằng bảo hộ, trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ,, Cục SHTT sẽ thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Người có quyền khiếu nại

– Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;

– Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.

Thủ tục khiếu nại

– Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản. Trong đó phải nêu rõ họ tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;

– Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo. Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.

– Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.

– Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp do Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp

Có khá nhiều khách hàng sau khi tham khảo bài viết này của chúng tôi đã đưa ra một vài góp ý. Trong đó, hầu hết mọi người đều hy vọng Công ty Luật Hoàng Phi có thể giới thiệu chi tiết về dịch vụ và báo giá chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Vì vậy cho nên, hôm nay chúng tôi sẽ bổ sung thêm các nội dung theo đúng yêu cầu của quý khách hàng. Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người có thể hiểu và có cái nhìn tổng quan hơn về dịch vụ của Luật Hoàng Phi.

Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn và khả năng của từng đối tượng khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp khác nhau. Do đó, điều quan trọng là khi liên hệ trao đổi dịch vụ, mọi người cần nói rõ các vướng mắc, vấn đề đang gặp phải hoặc quan tâm. Bởi chỉ như vậy, các luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi mới có thể tư vấn, hướng dẫn và đưa ra các báo giá hợp lý nhất.

Thông thường, khách hàng khi sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của chúng tôi sẽ được các luật sư cung cấp những kiến thức cơ bản từ khái niệm theo Luật Sở hữu trí tuệ, điều kiện, tài liệu cần thiết để đăng ký, thời gian và chi phí. Nhờ đó, mọi người sẽ hiểu hơn về việc đăng ký bảo hộ độc quyền cho hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được chúng tôi thực hiện như sau:

– Tư vấn trước khi tiến hành đăng ký về mọi vấn đề liên quan

– Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo

– Nộp hồ sơ công bố và tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Cục Sở hữu trí tuệ

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ

– Tư vấn các vấn đề phát sinh liên quan (nếu có) sau khi hoàn thành công việc

Công ty Luật Hoàng Phi là Tổ chức đại diện đăng ký sở hữu công nghiệp đã được Cục SHTT cấp phép

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ trên. Tuy nhiên, quý khách hàng cần lưu ý dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp là ngành nghề kinh doanh có điệu kiện tại Việt Nam, chỉ những đơn vị được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép là Tổ chức đại diện đăng ký sở hữu công nghiệp mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Do vậy, mọi hành vi hoạt động tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi chưa được cấp phép hoạt động đều là hành vi vi phạm pháp luật và khách hàng có thể gặp phải những rủi ro pháp lý trong trường hợp sử dụng dịch vụ của những công ty này. Luật Hoàng Phi tự hào là một trong những công ty có chức năng đại diện được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động. Cho nên, quý khách hàng có quyền được an tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2024 tính như thế nào?

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được chia thành (i) lệ phí (phí nhà nước) đăng ký (ii) phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng. Chi tiết cụ thể như sau:

Lệ Phí (phí nhà nước) đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp là khoảng phí mà người nộp đơn cần nộp cho cơ quan đăng ký. Trước khi có ý định đăng ký kiểu dáng công nghiệp, khách hàng sẽ tìm hiểu kỹ về chi phí phải trả cho dịch vụ này.

Việc làm này rất được hoan nghênh vì nhờ đó khách hàng nắm bắt rõ ràng thông tin hơn để có những chuẩn bị, điều chỉnh phù hợp.

Ở thời điểm hiện tại, chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ phụ thuộc vào:

– Khách hàng đăng ký tại quốc gia nào (mỗi quốc gia sẽ có cách tính chi phí khác nhau)

– Số lượng kiểu dáng mà khách hàng muốn đăng ký

– Số lượng các nước khách hàng muốn bảo hộ kiểu dáng

– Phí dịch vụ cho công ty được ủy quyền thay bạn thực hiện

– Phí gia hạn kiểu dáng công nghiệp (áp dụng khi đến thời gian phải gia hạn)

– Một số chi phí khác (tùy từng trường hợp)

Về cơ bản, chi phí đăng ký 1 kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm các khoản phí sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;

– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;

– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Chi phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Công ty Luật Hoàng Phi

Ở thời điểm hiện tại, hai gói dịch vụ phổ biến của Luật Hoàng Phi được khách hàng yêu cầu nhiều nhất gồm có:

– Đối với KDCN có 2 ảnh, chi phí sẽ là 5.700.000 VNĐ/1 KDCN (đã bao gồm phí tra cứu, phí nộp đơn, phí cấp văn bằng cho nhà nước có thẩm quyền và phí dịch vụ)

– Đối với KDCN có 7 ảnh, chi phí sẽ là 6.200.000 VNĐ/ 1 KDCN (đã bao gồm phí tra cứu, phí nộp đơn, phí cấp văn bằng cho nhà nước có thẩm quyền và phí dịch vụ)

2 ảnh và 7 ảnh ở đây được hiểu là các bề mặt của sản phẩm. Tùy thuộc vào sản phẩm của quý khách hàng có kiểu dáng như thế nào mà sẽ cần số lượng ảnh nhiều hay ít. 2 hoặc 7 ảnh sẽ giúp mọi người xem và hình dung được kiểu dáng của sản phẩm như thế nào. Với những trường hợp sản phẩm của quý khách hàng cần nhiều hoặc ít hơn 2 trường hợp mà chúng tôi nêu trên, chúng tôi sẽ cân đối và linh hoạt điều chỉnh báo giá nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Dưới đây là một sản phẩm cần 5 ảnh để miêu tả khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Lưu ý: Hai gói dịch vụ trên chưa bao gồm 5% VAT. Những khách hàng có nhu cầu xuất hóa đơn sẽ phải thanh toán thêm 5% trên tổng giá trị hợp đồng.

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng Công nghiệp

Hỏi đáp nhanh thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là gì?

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là giấy chứng nhận được Cục SHTT cấp cho chủ đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với chủ đơn đăng ký.

Thông tin cơ bản trên văn bằng kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm các thông tin như:

(i) Thông tin chủ sở hữu gồm: Tên, địa chỉ chủ sở hữu

(ii) Thông tin ngày nộp đơn, số đơn nộp; số văn bằng bảo hộ kiểu dáng, ngày cấp văn bằng;

(iii) Hình ảnh kiểu dáng sản phẩm đăng ký

(iv) Thông tin thời gian hiệu lực của văn bằng…vv.

Lưu ý: Trong quá trình hoạt đông, khi có bất kỳ thông tin nào trong giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng thay đổi. Ví dụ: Địa chỉ chủ sở hữu (trường hợp này nhiều nhất do chủ sở hữu mà là pháp nhân thường có sự thay đổi địa chỉ liên tục), chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục thay đổi lại thông tin đã được ghi nhận trên văn bằng bảo hộ.

Vì sao phải nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng?

Có rất nhiều lý do dẫn tới việc phải nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ nêu 1 số lý do cơ bản như sau:

Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh;

– Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác;

– Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký;

– Trong thời gian 15 năm độc quyền, chủ sở hữu có thể tiến hành chuyển nhượng, cho phép bên thứ 3 sử dụng trên cơ sở thu phí chuyển nhượng, sử dụng…vv. Do đó, sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ sở hữu

Sản phẩm nào không được đăng ký với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định tại điều 64 Luật sở hữu trí tuệ, Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp cụ thể như sau:

+ Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký: 1-2 tháng

+ Thời gian công bố đơn đăng ký trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 1 tháng

+ Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng: 8 – 10 tháng

+ Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 1-2 tháng

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tính như sau:

– Lần 1: 5 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Lần 2: 5 năm (gia hạn lần 1 sau thời gian 5 năm đầu tiền)

– Lần 3: 5 năm (gia hạn lần 2 sau khi hết hạn gia hạn lần 1)

Kết luận: Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm tính từ ngay đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp.

Kinh nghiệm đăng ký kiểu dáng công nghiệp thành công?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một thủ tục hành chính phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn trong quá trình thực hiện công việc.

Ngoài ra, thời gian đăng ký kiểu dáng tính từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký là 1 khoảng thời gian dài (gần 2 năm) như chúng tôi đã trình bày ở trên nên đòi hỏi người nộp đơn phải luôn theo dõi tình trạng của đơn đăng ký ở từng giai đoạn khác nhau.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc đăng ký quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và kiểu dáng nói riêng, chúng tôi sẽ đưa ra 1 số lời khuyên cho khách hàng để việc đăng ký được thành công như sau:

– Bắt buộc phải tra cứu kiểu dáng công nghiệp trước khi nộp đơn đăng ký để tránh việc sau gần 2 năm sau khi nộp đơn, đơn lại bị từ chối bảo hộ với các lý do khác nhau dẫn đến thiệt hại về mặt kinh tế cho khách hàng;

– Nên sử dụng dịch vụ của các công ty có chức năng là Tổ chức đại diện được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận hoạt động, trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng nhưng không phải công ty nào cũng có chức năng là tổ chức đại diện.

– Tuyệt đối không đưa sản phẩm muốn đăng ký kiểu dáng ra ngoài thị trường hoặc trên các phương tiện truyền thông như facebook, công cụ tìm kiếm google, website…vv vì khi đó sẽ bị coi là  mất tính mới và không thể nộp đơn đăng ký

– Trường hợp khách hàng không sử dụng dịch vụ và tự nộp đơn đăng ký, trong tờ khai cần ghi chi tiết địa chỉ của người nộp đơn và số điện thoại để thuận tiện trong việc Cục SHTT gửi các thông báo trong quá trình thẩm định đơn đăng ký.

Nguyên tắc ngày ưu tiên khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Như đã phân tích nguyên tắc này trong phần giới thiệu Công ước Paris, tương tự như Công ước Paris, pháp luật Việt Nam cũng quy định nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, thì bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Yêu cầu dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Luật Hoàng Phi?

Như vậy có thể thấy bài viết này chúng tôi đã cung cấp rất đầy đủ, chi tiết mọi thông tin về đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Chắc chắn thông qua các nội dung này, quý khách hàng đã hiểu và có thể tự mình tiến hành thủ tục đăng ký. Nhưng với những lợi ích, giá trị và chi phí dịch vụ không quá cao, mọi người có thể cân nhắc việc lựa chọn Luật Hoàng Phi làm đơn vị ủy quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thay mình.

Để yêu cầu dịch vụ hoặc muốn tư vấn, hướng dẫn thêm nội dung nào, mọi người vui lòng liên hệ theo các phương thức sau:

Hotline tư vấn dịch vụ, báo giá: 0981.378.9990961.589.688

– Hotline liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Điện thoại khu vực miền Bắc: 024.6285.2839

– Điện thoại khu vực miền Nam: 028.73090.686

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi