Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký thương hiệu cho nhà hàng
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1216 Lượt xem

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho nhà hàng

Để dịch vụ nhà hàng của Quý khách có một thương hiệu vững chắc, tạo dấu ấn riêng với thực khách cũng như bảo đảm không có bất cứ hành vi xâm hại nào về thương hiệu của Quý khách hàng, chúng tôi xin cung cấp các dịch vụ tư vấn về bảo hộ thương hiệu về nhà hàng để Quý khách hàng tham khảo.

Phụ vụ nhu cầu ăn uống của các thượng khách, các nhà hàng hay cửa hàng ăn uống được thành lập rất nhiều, nhiều cơ sở đi vào hoạt động, phát triển và khẳng định được vị thế trên thị trường.

Bên cạnh các yếu tố thực tế về chất lượng món ăn, thái độ phục vụ,…, việc xây dựng thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu nói riêng cũng rất cần được lưu ý .

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về thủ tục đăng ký thương hiệu cho nhà hàngQuý vị có quan tâm đến vấn đề đăng ký thương hiệu đừng bỏ qua nội dung bài viết.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.

Như vậy, thương hiệu là một khái niệm rộng bao gồm các dấu hiệu hữu hình và vô hình để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Nhiều người gọi thường hiệu thay cho nhãn hiệu và ngược lại, tuy nhiên, thương hiệu và nhãn hiệu không đồng nhất, thương hiệu bao gồm nhãn hiệu và các dấu hiệu khác để phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức với nhau.

Đăng ký thương hiệu cho nhà hàng được hiểu như thế nào?

Nếu tìm hiểu quy định pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Quý vị sẽ không thấy trong các đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ có thương hiệu. Vậy đăng ký thương hiệu như thế nào? Đăng ký thương hiệu là việc xác định yếu tố cụ thể của thương hiệu mong muốn bảo hộ, xếp nó vào đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ phù hợp và tiến hành thủ tục đăng ký tương ứng. Nhãn hiệu là yếu tố phổ biến nhất của thương hiệu, do vậy, thủ tục đăng ký thương hiệu thường được hiểu là đăng ký nhãn hiệu.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chia sẻ về đăng ký thương hiệu cho nhà hàng dưới góc độ đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng, là việc cá nhân, tổ chức kinh doanh nhà hàng nộp hồ sơ (đơn) đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Rủi ro khi không đăng ký thương hiệu nhà hàng

Việc đăng ký thương hiệu cho nhà hàng thường bị bỏ qua bởi một số lý do như sau:

– Tâm lý tiết kiệm chi phí;

– Không tự tin vào khả năng thành công và mở rộng của nhà hàng;

– Chủ quan cho rằng thương hiệu sẽ không bị xâm phạm.

Tuy nhiên, với những cá nhân, tổ chức khi có thương hiệu nhà hàng, chúng tôi khuyên Quý vị thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu cho nhà hàng càng sớm càng tốt, kể cả khi nhà hàng chưa được thành lập bởi không đăng ký nhà hàng, Quý vị sẽ:

– Không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu nhà hàng

Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Như vậy, thương hiệu hay nhãn hiệu nhà hàng không phải nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ phụ thuộc vào việc đăng ký bởi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký tại Việt Nam hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Không đăng ký thương hiệu nhà hàng đồng nghĩa với cơ quan có thẩm quyền không thể tiến hành thẩm định, xác định thương hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ, cấp văn bằng bảo hộ tương ứng. Theo đó, thương hiệu không được bảo hộ dưới góc độ nhãn hiệu để có rào cản pháp lý chống lại các hành vi xâm phạm. Bởi thương hiệu không được bảo hộ thì việc sử dụng trùng thương hiệu đó hoặc sử thương hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn không được xác định là việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp nhà hàng của Quý vị có chỗ đứng trên thị trường nhưng chưa thực hiện đăng ký thương hiệu, chủ thể khác biết được điều này, nộp đơn đăng ký và đăng ký thành công, Quý vị có nguy cơ mất thương hiệu này nếu không mua lại từ chủ thể đó.

– Mất cơ hội hợp tác, đầu tư

Một cá nhân, tổ chức bất kỳ khi muốn đầu tư hoặc hợp tác đều muốn thu về lợi ích tối đa. Một nhà hàng thiếu nền móng về thương hiệu, rủi ro về mất thương hiệu bất cứ lúc nào sẽ không phải là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư, hợp tác. Nếu muốn hợp tác, đầu tư, họ có thể phải bỏ ra chi phí để đăng ký thương hiệu, tuy nhiên, thời gian để thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ khá lâu nên không đảm bảo nhu cầu hợp tác, đầu tư mang tính cấp bách, ngắn hạn.

– Thiếu uy tín đối với khách hàng

Khách hàng bị nhầm lẫn về thương hiệu, sử dụng sản phẩm của nhà hàng khác thiếu chất lượng, sử dụng “hàng nhái” sẽ có những trải nghiệm không tốt về thương hiệu chính chủ. Theo đó, uy tín mà Quý vị xây dựng có thể mất dần, theo đó, các lợi ích về kinh tế chắc chắn sẽ giảm sút.

– Hạn chế khả năng mở rộng phạm vi, khằng định vị thế trên thị trường

Trong kinh doanh, thành công đến một phần nhờ vào may mắn, Quý vị kinh doanh nhà hàng khó có thể biết được lúc nào sản phẩm của mình sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nhà hàng của mình sẽ “hot”. Vào thời điểm đó, chắc chắn ngoài việc củng cố chất lượng sản phẩm, dịch vụ, Quý vị sẽ có mong muốn tận dụng cơ hội để mở thêm chi nhánh hay nhượng quyền cho chủ thể khác. Việc nhượng quyền phải được dựa trên cơ sở có thương hiệu đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, lúc này không có thương hiệu đã đăng ký, Quý vị không chỉ mất cơ hội nhượng quyền mà còn là đối tượng dễ bị các bên cạnh tranh không lành mạnh chơi xấu.

Phân nhóm khi đăng ký thương hiệu cho nhà hàng

Theo bảng phân loại Nice, dịch vụ nhà hàng được xếp vào nhóm 43 và có thể mô tả như sau:

Nhóm 43: Cung cấp chỗ ở tạm thời (bao gồm khách sạn, nhà trọ và tất cả các chỗ ở khác); dịch vụ lưu trú khách sạn; cung cấp dịch vụ lưu trú du lịch; cung cấp dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng; dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng; dịch vụ đặt chỗ ở tạm thời; dịch vụ văn phòng lưu trú (khách sạn, nhà trọ); dịch vụ đại lý để giữ chỗ và đặt chỗ cho nhà hàng ăn uống và các bữa ăn; cung cấp thông tin về lưu trú du lịch; dịch vụ quán ăn tự phục vụ; dịch vụ quán cà phê; dịch vụ nhà hàng ăn uống; cung cấp dịch vụ tư vấn, cố vấn và thông tin, bao gồm cả trực tuyến, liên quan đến dịch vụ chỗ ở tạm thời, dịch vụ lưu trú khách sạn, dịch vụ nhà hàng ăn uống và dịch vụ đặt chỗ lưu trú tạm thời và nhà hàng ăn uống.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng

Khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu, khách hàng cần chuẩn bị các tài liệu sau: 

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng

Thời gian đăng ký thương hiệu cho nhà hàng?

Thời gian đăng ký thương hiệu nhà hàng tương đối lâu và được chia thành các giai đoạn xét nhiệm đơn đăng ký. Cụ thể như sau:

– Thời gian chấp nhận đơn hợp lệ: 1 tháng

– Thời gian đăng công báo đơn đăng ký: 1 tháng

– Thời gian xét nghiệm nội dung đơn đăng ký: 09-12 tháng

– Thời gian cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 01-02 tháng

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu nhà hàng sạn kéo dài từ: 14-18 tháng tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trên thực tế do số lượng hồ sơ đăng ký thương hiệu ngày 1 nhiều cùng với đó số lượng chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ có hạn nên thời gian đăng ký thường kéo dài hơn so với thời gian quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Thời gian đăng ký thông thường hiện nay là khoảng từ 22-25 tháng tính từ ngày nộp đơn đăng ký.

Chi phí đăng ký thương hiệu cho nhà hàng

Chi phí đăng ký thương hiệu bao gồm những khoản phí, lệ phí sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Lưu ý: Trường hợp đáp ứng điều kiện các điều kiện bảo hộ, Quý vị phải nộp thêm phí cấp văn bằng. Ngoài ra, trường hợp sử dụng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp để đăng ký, Quý vị mất thêm phí dịch vụ.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng tại Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi hỗ trợ việc đăng ký cho khách hàng bằng những công việc sau:

Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam trước khi nộp đơn;

– Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để khách hàng ký;

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký tại Việt Nam;

– Theo dõi các Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho khách hàng về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định Đơn tại Việt Nam);

– Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn;

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và bàn giao cho khách hàng khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

– Tư vấn việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký tại các nước đã đăng ký;

– Cập nhật ngày hiệu lực của GCN đăng ký nhãn hiệu vào hệ thống dữ liệu của S&B và sẽ nhắc nhở khách hàng gia hạn GCN đúng thời hạn.

Tại sao nên chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng của Luật Hoàng Phi?

Bên cạnh quy trình làm việc khoa học đã nêu trên, Luật Hoàng Phi còn có những ưu điểm mà khó đơn vị nào cạnh tranh được như:

– Toàn bộ cán bộ nhân viên đều được đào tạo bài bản, chuyên sâu về luật

– Tận tình hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc

– Lắng nghe những chia sẻ, góp ý (cả những tiêu cực) từ phía khách hàng

– Luôn luôn trau dồi, học hỏi và phát triển từng ngày

– Cân đối hợp lý nhất chi phí, đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng

– Chế độ hậu mãi tốt (khi kết thúc hợp đồng, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng khi cần)

Với những ưu điểm trên, Luật Hoàng Phi tự tin có thể đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng khi muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng. Khi cần tư vấn và sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Tổng đài: 1900 6557

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi