Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục Đăng ký bản quyền sách như thế nào?
  • Thứ sáu, 26/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 7948 Lượt xem

Thủ tục Đăng ký bản quyền sách như thế nào?

Đăng ký bản quyền sách là thủ tục thực hiện tại Cục bản quyền tác giả để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp tác phẩm bao gồm các bước (i) chuẩn bị hồ sơ đăng ký (ii) nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký (iii) thẩm định hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sách.

Bản quyền sách là gì?

Bản quyền sách là quyền độc quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu sách để kiểm soát việc sao chép, phân phối và sử dụng công trình văn học của mình.

Bản quyền sách thường được quy định trong luật pháp của từng quốc gia và có thời hạn bảo vệ khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.

Vì sao phải đăng ký bản quyền sách?

Đăng ký bản quyền sách được rất nhiều tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm quan tâm và tiến hành thủ tục đăng ký bởi các lý do sau đây.

– Chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm sách tại Việt Nam;

– Việc đăng ký bản quyền sách chính là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu có thể xin giấy phép xuất bản sách;

– Được độc quyền sử dụng tác phẩm sách. Do đó, có thể tiến hành ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền của bên thứ 3

– Được quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với bên xâm phạm

– Được cho phép bên khác khai thác, sử dụng và được hưởng lợi ích vật chất từ việc khai thác và sử dụng đó.

Từ những lý do nêu trên, khách hàng hãy ngay lập tức đăng ký bản quyền sách ngay sau khi hoàn thành xong việc viết sách.

Thủ tục đăng ký bản quyền sách 2023 như thế nào?

Thủ tục đăng ký bản quyền sách sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết đăng ký bản quyền sách

Chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền sách

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền sách

Chi tiết hồ sơ đăng ký bản quyền sách đã được chúng tôi trình bày ở nội dung bên dưới

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả sách

Chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu xót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Bước 5: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sách

Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách cho chủ sở hữu.

Hồ sơ đăng ký bản quyền sách gồm những gì?

1. Hồ sơ đăng ký bản quyền sách trong trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả:

– 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký (02 quyển sách đóng quyển in trên Giấy A4); tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;

– 01 Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân của tác giả/các tác giả.

– 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (với công ty là chủ sở hữu) hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân trong trường hợp cá nhân là chủ sở hữu

– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;

– Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả;

– Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai;

– Đơn đăng ký bản quyền theo mẫu của Cục bản quyền;

– Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm;

2. Hồ sơ đăng ký bản quyền sách trong trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty):

– 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký (02 quyển sách đóng quyển in trên Giấy A4); tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố để đăng ký bản quyền tác giả;

– 01 Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký;

– 01 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả tác phẩm;

– Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);(trường hợp nhận chuyển nhượng quyền từ bên khác)

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân)

– Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai;

– Đơn đăng ký bản quyền theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;

– Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Thời gian đăng ký bản quyền sách bao lâu?

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký bảo hộ bản quyền cho tác phẩm sách, tạp chí là 15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tuy nhiên, thực tế thời gian đăng ký sẽ kéo dài hơn do số lượng đơn nộp đăng ký ngày càng nhiều (kéo dài từ 20-30 ngày sau khi đơn được nộp và chấp nhận hợp lệ)

Lưu ý: Khi sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi, thời gian cho việc xin cấp Giấy chứng nhận bản quyền sẽ được rút ngắn xuống còn từ 10-15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy từ hợp lệ.

Chi phí đăng ký bản quyền sách

Chi phí trọn gói cho việc đăng ký bảo hộ bản quyền sách, tạp chí: 2.300.000 VND (Hai triệu ba trăm nghìn đồng).

Lưu ý: Chi phí nêu trên đã bao gồm chi phí chính thức nộp cho Cơ quan nhà nước, phí dịch vụ của chúng tôi nhưng không bao gồm 05% VAT.

Thế nào là vi phạm bản quyền sách?

Sách là loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ các hành vi sau đây được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giác đối với tác phẩm.

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Dịch vụ đăng ký bản quyền sách tại Luật Hoàng Phi

Là một công ty luật chuyên về tư vấn doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, giấy phép với những luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn và thực tế cùng với tác phong chuyên nghiệp. Luật Hoàng Phi cam kết sự hài lòng với khách hàng bằng các dịch vụ pháp lý của mình với chi phí hợp lý. Những lợi ích khi đăng ký bản quyền sách báo tại Luật Hoàng Phi:

– Tư vấn miễn phí những vấn đề liên quan đến hoạt động đăng ký bản quyền sách, tạp chí;

– Đại diện soạn hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sách, tạp chí cho khách hàng;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách, tạp chí tại Cục bản quyền tác giả ;

– Theo dõi xâm phạm bản quyền tác giả, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;

– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp tác phẩm với các chủ đơn khác (Nếu có).

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ đăng ký bản quyền sách Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và báo giá dịch vụ cho bạn:

Liên hệ yêu cầu Dịch vụ:  Vui lòng gọi: 04.6285 2839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

HOTLINE: 0981.378.999 – Email: lienhe@luathoangphi.vn

Quý khách có thể tham khảo nhanh 1 số HỎI – ĐÁP liên quan đến đăng ký bản quyền sách

Đăng ký bản quyền sách có phải là thủ tục bắt buộc không?

Trả lời: Việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trong đó có bản quyền sách là thủ tục không bắt buộc đối với chủ sở hữu tác phẩm hoặc tác giả. Tuy nhiên, việc đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu hoặc tác giả chứng mình được quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm khi có tranh chấp về quyền sở hữu xảy ra.

Đăng ký bản quyền sách ở đâu tại Việt Nam?

Trả lời: Tác phẩm sách thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Do đó, cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký bản quyền sách là Cục bản quyền tác giả. Quý khách có thể tham khảo bài viết đăng ký bản quyền tác giả ở đâu để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Cách đăng ký bản quyền sách tại Việt Nam hiện nay?

Trả lời: Việc đăng ký bản quyền sách có 2 cách cơ bản như sau:
(i) Tự tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả sách
(ii) Sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền sách của LuatHoangPhi.Vn
Mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chúng tối khuyến khích khách hàng nên sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền sách để đảm bảo tính pháp lý cũng như tranh mọi rui ro không cần thiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi