Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Công ty trả lương chậm có vi phạm pháp luật không?
  • Thứ ba, 19/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5394 Lượt xem

Công ty trả lương chậm có vi phạm pháp luật không?

Tôi là Nguyễn Lan, công ty tôi thường trả lương vào mùng 1 hàng tháng nhưng hiện nay đến ngày 9, 10 công ty mới trả cho công nhân. Vậy công ty làm như vậy là đúng hay sai? Trường hợp công ty trả lương chậm có bị xử phạt không?

Câu hỏi:

Tôi là Nguyễn Lan ở Nam Định, xin luật sư giúp đỡ tôi vấn đề sau:

Tháng 7/2014 tôi có vào làm việc tại một công ty cổ phần dệt may X, công ty thường trả lương vào ngày mùng 1 hàng tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Thời gian đầu khi mới làm việc thì công ty trả lương đầy đủ nhưng hiện giờ công ty trả lương ngày càng chậm trễ, có khi mùng 9, 10 mới trả. Tháng 9/2016, tôi quyết định xin nghỉ việc ở công ty cổ phần dệt may X để vào làm ở một công ty khác, nhưng đến nay là 12/2016 công ty không vẫn không trả đầy đủ tiền lương cho tôi. Vậy, xin hỏi luật sư vậy xin hỏi luật sư công ty cơ phần dệt may X làm như vậy là đúng hay sai, trường hợp công ty trả lương chậm có bị xử phạt không?

Trả lời: 

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Theo Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.

Trước hết, theo các quy định trên có thể thấy việc công ty không trả đầy đủ tiền lương cho bạn khi bạn nghỉ việc tại công ty là sai với quy định của pháp luật lao động. Bởi theo quy định trên thì phía công ty cổ phần dệt may X phải trả đầy đủ tiền lương cho bạn tối đa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động nhưng như bạn trình bày thì bạn nghỉ việc ở công ty vào tháng 9/2016 nhưng đến nay là 12/2016, tức đã 3 tháng công ty không trả lương cho bạn nên công ty này đã vi phạm quy định của pháp luật.

Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

“Điều 24. Nguyên tắc trả lương

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”.

Như bạn cung cấp thông tin thì công ty dệt may X thường trả lương vào ngày mùng 1 hàng tháng nhưng hiện giờ công ty trả lương ngày càng chậm trễ, có khi mùng 9, 10 mới trả là vi phạm nguyên tắc trả lương đầy đủ và đúng thời hạn. Tuy nhiên trường hợp nếu gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì việc công ty trả chậm 9 hoặc 10 ngày vẫn có thể được chấp nhận và không phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm (Điểm a, Khoản 2 điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).

Công ty trả lương chậm có vi phạm pháp luật không?

Công ty trả lương chậm có vi phạm pháp luật không?

Hành vi của công ty bạn tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều sau Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi