Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Công bố chất lượng thực phẩm
  • Thứ tư, 12/04/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 2428 Lượt xem

Công bố chất lượng thực phẩm

Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.

Các loại thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn chất lượng

– Sữa và kem, chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác.

– Sữa và kem cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác.

– Sữa nước tách bơ, sữa đông và kem, sữa chua, kerphi và sữa, kem khác đã lên men hoặc axit  hoá, đã hoặc chưa cô đặc, pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, hương liệu, hoa quả, hạt hoặc ca cao.

– Bơ

– Cà phê rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất cafein

– Chè đã hoặc chưa pha hương liệu

– Hạt tiêu chưa xay, đã xay hoặc tán

– Thóc để làm giống

– Gạo đã xay xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa chuốt hạt hoặc đánh bóng hoặc hồ

– Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật, các sản phẩm lấy từ mỡ hoặc dầu động hoặc thực vật mỡ chế biến thực phẩm, các loại sáp động hoặc thực vật

– Các phân nhóm sản phẩm là cá loại đồ hộp (từ thịt, cá, động vật giáp xác hoặc động vật thân mềm, hoặc động vật không xương sống sống dưới nước khác)

– Đường và các loại mứt, kẹo có đường

– Sôcôla và các chế phẩm ăn được chứa ca cao

– Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột, hoặc sữa, các loại bánh

– Các phân nhóm sản phẩm là các loại đồ hộp (từ rau, quả, hạt và các phần khác của cây)

– Đồ uống, rượu, giấm

– Xì gà và thuốc lá….

-……………………………

Hồ sơ công bố hợp quy đối với thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật

a. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm

– Bản công bố hợp quy được quy định

– Bản thông tin chi tiết sản phẩm

– Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba

– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương

b. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm:

– Bản công bố hợp quy được quy định

– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);

– Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định

– Kế hoạch giám sát định kỳ

– Báo cáo đánh giá hợp quy

Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương

Công bố chất lượng thực phẩm

Hồ sơ công bố hợp quy đối với thưc phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

a. Đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ gồm:

– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự).

– Kế hoạch giám sát định kỳ

– Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt

– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương

b. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng)

– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp;

– Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng

– Kế hoạch giám sát định kỳ

– Mẫu nhãn sản phẩm

– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định

Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương

Công việc được thực hiện bởi Luật Hoàng Phi

Trong quá trình thực hiện việc nêu trên, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp những dịch vụ sau đây:

– Tư vấn và soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết cho việc công bố hợp quy;

– Thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy hoặc giấy chứng nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm

– Thay mặt khách hàng nhận kết quả từ cơ quan cấp phép và bàn giao lại cho khách hàng

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi