Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Con thương binh có được miễn học phí không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11175 Lượt xem

Con thương binh có được miễn học phí không?

Em là con thương binh có được miễn giảm tiền học phí không? Trường hợp trong thời gian em học em đã được miễn học phí, vậy trường hợp em học thêm văn bằng 2 trường đại học kinh tế quốc dân thì có được miễn học phí nữa không ạ?

Câu hỏi:

Chào luật sư, em là Nguyễn Ly Ly ở Hà Nội, hiện là sinh viên năm nhất của trường đại học Luật Hà Nội, bố em là thương binh hạng 3/4. Vậy xin hỏi luật sư, em có được miễn giảm tiền học phí không ạ? Nếu được thì em sẽ cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì ạ? Trường hợp trong thời gian em học tại trường đại học Luật Hà Nội, em đã được miễn học phí, vậy trường hợp em học thêm văn bằng 2 trường đại học kinh tế quốc dân thì có được miễn học phí nữa không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 62 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về Chính sách đối với người học như sau:

“2. Người học được Nhà nước miễn học phí trong các trường hợp sau đây:

a) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

b) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;

c) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Đồng thời, Điểm a, Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 cũng quy định như sau:

2. Đối tượng được miễn học phí:

a) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội. Cụ thể:

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến (nếu có);

– Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (nếu có); con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (nếu có); con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kkháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…”

Như bạn đã trình bày, bạn hiện là sinh viên năm nhất của trường đại học Luật Hà Nội, bố bạn là thương binh hạng 3/4 nên theo các quy định trên thì bạn thuộc đối tượng được miễn học phí. Việc miễn học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hp có nhng thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.

Bạn sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ sau để được giảm học phí:

– Đơn xin miễn, giảm học phí (theo mẫu);

Giấy khai sinh (công chứng hoặc bản sao có dấu đỏ);

– Giấy xác nhận đối tượng do cơ quan quản lý đối tượng người có công hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường xác nhận;

– Giấy chứng nhận (hoặc quyết định) người có công với cách mạng…

Khoản 8 Điều 9 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH quy định như sau:

“8. Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên, học viên trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học khác cùng cấp học và trình độ đào tạo.”.

Vậy, trường hợp bạn đã được miễn học phí trong thời gian học tại trường Đại học Luật hà Nội thì việc bạn học thêm văn bằng 2 trường đại học kinh tế quốc dân sẽ không thuộc đối tượng được miễn học phí nữa. Bởi như điều luật trên thì chế độ miễn học phí chỉ áp dụng đối với sinh viên theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học, nếu học thêm văn bằng hai hoặc liên thông ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học khác cùng cấp học và trình độ đào tạo thì không được miễn giảm tiền học phí.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi