Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Con riêng có được hưởng thừa kế hay không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2278 Lượt xem

Con riêng có được hưởng thừa kế hay không?

Bố tôi đã mất và không để lại di chúc, gia đình đang tiến hành chia tài sản thừa kế của bố tôi để lại. Nhưng có một người phụ nữ xuất hiện với một đứa con nói rằng đó là con của cha tôi. Gia đình tôi không thừa nhận điều đó. Vậy gia đình tôi có phải chia tài sản cho họ hay không?

 

Câu hỏi:

Cha mẹ tôi đăng ký kết hôn năm 1980. Hiện giờ có 4 người con và bà nội.Có tài sản chung là 2 căn nhà gia đình đang ở. Cuối năm 2015, cha mất không để lại di chúc. 4 con và bà nội đang làm thủ tục từ chối nhận di sản để chuyển hết cho mẹ 2 căn nhà. Đầu năm 2016, có 1 phụ nữ dẫn theo con gái (khoảng 12 tuổi) tự xưng là con gái riêng muốn nhận cha, nhận trợ cấp và chia thừa kế (Người phụ nữ này thỉnh thoảng ghé thăm cha khi bệnh và tự xưng là bạn). Gia đình cha mẹ 2 bên đều bất ngờ và không thừa nhận việc con riêng này. Vậy phần tài sản của cha tôi có phải chia cho người con đó và người phụ nữ đó không? Vì cả gia đình tôi không hề thừa nhận việc cha tôi có con riêng. Xin luật sư tư vấn giúp cho tôi,xin cám ơn!

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật dân sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Theo như những gì bạn trình bày, chúng tôi nhận thấy bố bạn (có thể) đã có quan hệ ngoài luồng đối với một người phụ nữ khác, cụ thể là đã có một đứa con riêng. Nay bố bạn chết, người phụ nữ đó đã dẫn con đến đòi chia di sản thừa kế. Giả sử, việc bố bạn đi ngoại tình là thật, và đứa con của người phụ nữ đó là con của bố bạn (điều này phải qua xác minh ADN và điều tra cụ thể) thì người con riêng đó sẽ được hưởng phần di sản thừa kế của bố bạn, còn người phụ nữ đã ngoại tình với bố bạn sẽ không được hưởng di sản thừa kế do căn cứ tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

Như vậy, người phụ nữ đó và bố bạn sống chung nhưng không có một cơ sở pháp lý cụ thể nào chứng minh quyền, nghĩa vụ giữa hai bên (không có giấy đăng kí kết hôn) thì không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa bố bạn và người phụ nữ đó. Còn về người con riêng thì Bố bạn, với tư cách là Bố đẻ của người đó nên phải có quyền và nghĩa vụ đối với đứa trẻ đó. Do đó, di sản của bố bạn vẫn phải chia cho người con riêng và gia đình bạn không được tước quyền đó của người con riêng đó.
Con riêng có được hưởng thừa kế hay không?

Con riêng có được hưởng thừa kế hay không?

Trường hợp của bạn đó là bố bạn mất mà không để lại di chúc cho nên việc chia di sản sẽ được tuân theo quy định của Pháp luật, cụ thể được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1, Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2, Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,

Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Như vậy, người con riêng của bố bạn cũng được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất, còn người phụ nữ đã chung sống với bố bạn thì không được hưởng di sản thừa kế. Gia đình không được ngăn cản cũng như không thừa nhận người con riêng này, bởi khi họ đã có đủ chứng cứ chứng minh là con của bố bạn, thì sẽ được chia di sản theo pháp luật. Gia đình bạn và người giám hộ người con riêng của bố bạn nên có thỏa thuận thống nhất để tránh tình trạng tranh chấp xảy ra.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi