Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có được tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2600 Lượt xem

Có được tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét không?

Điều 198 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Điều tra viên chỉ được tạm giữ những đồ vật là vật chứng của vụ án và những tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án.

1. Quy định về tạm giữ đồ vật, tài kiệu khi khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 198 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về tạm giữ đồ vật, tài kiệu khi khám xét như sau:

Có được tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét không?

“1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.”

2. Tư vấn và bình luận về việc tạm giữ đồ vật, tài kiệu khi khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Thứ nhất: Điều 198 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Điều tra viên chỉ được tạm giữ những đồ vật là vật chứng của vụ án và những tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Điều luật cũng quy định Điều tra viên được tạm giữ những đồ vật khác tuy không có liên quan đến vụ án nhưng lại là những thứ mà Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành như: tài liệu phản động, văn hoá phẩm đồi truỵ, chất nổ, chất phóng xạ…

Thứ hai: Các đồ vật cần phải niêm phong khi tạm giữ là các chất ma tuý, vàng, bạc, đá quý và các loại đồ vật khác mà điều tra viên xét thấy cần thiết phải niêm phong. Đê đảm bảo những đổ vật thu giữ không bị mất mát, đổi chác phải tiến hành việc niêm phong trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Thứ ba: Trong biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu phải miêu tả chủng loại, đặc điểm, màu sắc, số lượng, trọng lượng, chất lượng, kích thước của những đồ vật bị tạm giữ.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi