Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có cách nào lấy lại được đất đã cho mượn hay không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1902 Lượt xem

Có cách nào lấy lại được đất đã cho mượn hay không?

Trước kia bà tôi thương tình người ta khó khăn mà cho mượn đất để xây nhà. Bà tôi không có nhiều giấy tờ. Người được cho mượn đã làm giấy chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất đó. Liệu có cách nào giúp bà tôi lấy lại được đất đã cho mượn hay không?

 

Câu hỏi:

Bà tôi trước kia có cho người khác mượn một miếng đất để xây nhà vì thương cảnh người đó nghèo khó, không có nhà để ở. Tuy nhiên, vì lúc đấy việc làm các giấy tờ có liên quan đến đất đai còn nhiều hạn chế, hơn nữa xuất phát từ nhu cầu thương cảnh nên bà tôi cũng không để ý gì nhiều đến vấn đề giấy tờ. Vì vậy, người được cho mượn mảnh đất đó để xây nhà đã làm giấy chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất đó. Và vì bà tôi không có giấy tờ nên đành chịu mất không miếng đất đó cho người kia. Tôi muốn hỏi quý công ty là liệu làm cách nào hoặc có cách nào để lấy lại được miếng đất của bà tôi không? Nếu cần thêm tư liệu gì thì tôi sẽ cung cấp thêm, chẳng hạn như năm cho mượn đất và vị trí của miếng đất đó. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Có cách nào lấy lại được đất đã cho mượn hay không?

Có cách nào lấy lại được đất đã cho mượn hay không?

Về vấn đề đòi lại đất cho mượn của bà bạn, chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp như sau:

Thứ nhất: Bà bạn có thể đòi lại mảnh đất của mình nếu có giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp mảnh đất đó. Nghĩa là, bà phải có các giấy tờ, các chứng từ chứng minh được tư cách chủ sở hữu đối với mảnh đất của mình. Đó là các chứng từ chứng minh quyền sở hữu của bà bạn được ghi trong sổ địa chính tại UBND cấp xã nơi bà sinh sống, giấy chứng nhận được thừa kế mảnh đất đó hoặc là các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013. Cụ thể:

“a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã được sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ…”.

Như vậy, chỉ khi nào bà của bạn có thể đưa ra được những giấy tờ, chứng từ chứng minh được mình là chủ sở hữu của mảnh đất trên thì khi đó bà mới có tư cách đòi lại mảnh đất của mình. Trên thực tế, việc bà cho người kia mượn mảnh đất để xây nhà là một hợp đồng mượn, khi đó nếu có hợp đồng mượn chứng minh giao dịch dân sự này giữa bà với người kia thì bà hoàn toàn có căn cứ để đòi lại mảnh đất của mình. Vì bản chất của hợp đồng mượn không kèm theo chuyển giao quyền sở hữu đối với mảnh đất đó.

Tuy nhiên, trên thực tế trong trường hợp này, vì bà của bạn không đưa ra được các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình đối với mảnh đất này nên điều cần làm là phải đến cơ quan chính quyền địa phương, cụ thể là UBND cấp xã nơi sinh sống để xác minh lại trong sổ địa chính có ghi chép về tư cách chủ sở hữu của bà bạn với mảnh đất này tại thời điểm cho mượn hay không, nếu có thì bà bạn hoàn toàn có thể đòi lại được mảnh đất của mình. Nếu phía bên kia không hợp tác trả lại mảnh đất thì bà bạn có quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như UBND các cấp, toà án,…

Thứ hai: Trường hợp bà bạn không đưa ra được giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu. Trường hợp này, pháp luật hoàn toàn không có căn cứ để có thể bảo vệ quyền lợi cho phía bà của bạn. Hơn nữa, người xây nhà đã sinh sống ổn định, lâu dài nhiều năm và không có tranh chấp trên mảnh đất này thì hoàn toàn có thể được UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đó, họ hoàn toàn có tư cách chủ sở hữu quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này nên việc đòi lại mảnh đất là điều không thể.

Tóm lại, điều bạn cần làm trước tiên là xác minh lại trong hồ sơ địa chính việc ghi chép vấn đề sử dụng đất của bà bạn từ trước khi cho mượn đất, đồng thời, cố gắng tìm kiếm các giấy tờ, chứng từ có liên quan đến vấn đề chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể có hướng giải quyết phù hợp nhất. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có đất để được giải quyết.  xác minh lại trong hồ sơ địa chính việc ghi chép vấn đề sử dụng đất của bà bạn từ trước khi cho mượn đất, đồng thời, cố gắng tìm kiếm các giấy tờ, chứng từ có liên quan đến vấn đề chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể có hướng giải quyết phù hợp nhất. Chúc bạn may mắn và thành công!

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi