Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ xử lý thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2334 Lượt xem

Chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ xử lý thế nào?

Anh A có vay tôi một khoản tiền 200 triệu đồng. Nay cần tiền để kinh doanh nên tôi yêu cầu anh A trả nợ, nhưng A khất nợ nhiều lần với lý do kinh doanh gặp khó khăn. Những tài sản của A đã chuyển giao cho chị H là vợ của anh A bằng thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng đã được công chứng. Vậy việc chia tài sản chung của vợ chồng anh A có hợp pháp hay không? Khoản nợ anh A vay tôi thì tôi có đòi được nữa không?

 

Câu hỏi:

Anh A có vay tôi một khoản tiền 200 triệu đồng, khi vay có giấy biên nhận lập ngày 29/10/2015. Đến tháng 1 năm 2016, do có nhu cầu về vốn để mở một cửa hàng kinh doanh, tôi yêu cầu anh A trả tôi số tiền trên (vì cũng đã hết hạn) song anh A nhiều lần khất nợ với lý do tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn, anh ta tránh mặt tôi rất nhiều lần rồi. Khoảng đầu tháng 2 năm 2016 tôi tình cờ gặp được người quen của anh A biết rằng công ty của A đã giải thể và những tài sản của A đã chuyển giao cho chị H là vợ của anh A bằng thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng đã được công chứng vào tháng 3/2016. Vậy xin hỏi luật sư việc chia tài sản chung của vợ chồng anh A có hợp pháp hay không? Khoản nợ anh A vay tôi thì tôi có đòi được nữa không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Luật Hoàng Phi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Về việc chia tài sản chung của vợ chồng anh A

Có thể thấy, chị A và anh H đã chia tài sản chung khi hôn nhân thực tế vẫn còn tồn tại (chưa ly hôn), do vậy để đánh giá về tính hợp pháp của hành vi này cần áp dụng những quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau: 

Điều 38 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ xử lý thế nào?

Chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ xử lý thế nào?

Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, theo như quy định trên thì chúng tôi chia thành hai trường hợp như sau:

+ Nếu lý do chia tài sản giữa anh A và chị H không thuộc các trường hợp quy định tại điều 42 trên mà bởi vợ chồng có mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng tài sản chung hoặc mâu thuẫn về tình cảm nhưng họ không muốn ly hôn nhưng muốn độc lập về tài sản hoặc vợ chồng anh A muốn đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng (có thể anh A chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn) hoặc có lý do chính đáng khác nên vợ chồng anh A, chị H thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì trường hợp này là hợp pháp và được pháp luật công nhận.

+ Nếu lý do chia tài sản giữa anh A và chị H thuộc các trường hợp quy định tại điều 42 trên, mà ở đây cụ thể là điểm d khoản 2 tức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh “Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức” (anh A và chị H thỏa thuận chia tài sản chung nhưng những tài sản của anh A đều chuyển giao hết cho chị H nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho bạn) thì việc chia tài sản này sẽ không được pháp luật công nhân. Mặc dù văn bản chia tài sản chung của vợ chồng anh A, chị H đã được công chứng song nếu bạn, với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, có chứng cứ chứng minh việc chia tài sản chung này là để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho anh thì Tòa án sẽ tuyên bố văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng anh A vô hiệu.

Thứ hai, về việc đòi khoản nợ mà anh A đã nợ bạn.

Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Anh A khi vay tiền của bạn thì phải có nghĩa vụ trả đầy đủ số tiền vay (200 triệu) khi đến hạn, ngoài ra còn có thể phải trả cả lãi (nếu hai bên có thỏa thuận). Nếu đến hạn anh A không trả tức là anh A đã vi phạm hợp đồng và lúc này, bạn hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện anh A ra Tòa nhân dân cấp quận, huyện nơi anh A cư trú để đòi lại số tiền 200 triệu đồng mà bạn đã cho anh A vay.

Về hồ sơ khởi kiện, theo quy định tại khoản 4 điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì gồm có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Kèm theo đơn khởi kiện bạn cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm như giấy biên nhận lập ngày 29/10/2015 khi bạn cho anh A vay tiền, người làm chứng, bản ghi âm về việc vay nợ giữa bạn và anh A. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi