Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cản trở việc đưa người bệnh nặng đi cấp cứu thì phạm vào tội gì?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3794 Lượt xem

Cản trở việc đưa người bệnh nặng đi cấp cứu thì phạm vào tội gì?

Gia đình tôi sử dụng lối đi chung với trường học. Vì không thoải mái với việc sử dụng lối đi chung này, bà hiệu trưởng vu khống nhà tôi phá hoại trường học. Hành vi vu khống nào bị xử lý thế nào? Vào tháng 11 mẹ tôi bị bệnh nặng phải đi cấp cứu nhưng bảo vệ không mở cổng trường dẫn tới mẹ tôi trở bệnh nặng hơn và qua đời? Bảo vệ có phạm tội gì không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư! Tôi có một vấn đề mong được Luật sư tư vấn như sau:

Hiện tại gia đình tôi đang sử dụng đường đi chung với trường tiểu học (việc này có biên bản thống nhất đi chung giữa gia đình tôi, Ủy ban xã, và ban quản lý dự án của huyện). Tuy nhiên vì không thoải mái với việc gia đình tôi cùng sử dụng đường đi chung với trường nên bà Hiệu trưởng thường xuyên nói bóng gió, dùng những lời không hay nói về gia đình tôi. Đỉnh điểm là vào giữa tháng 10 vừa rồi trong một cuộc họp đảng bộ bà Hiệu trưởng đã vu khống nói gia đình tôi phá hoại trường học. Làm ảnh hưởng đến uy tín gia đình tôi.

Vào cuối tháng 11 lúc đó tầm 19h mẹ tôi gần 60 tuổi bị bệnh nặng cần đi cấp cứu. Lúc này bảo vệ trường học đã khóa cổng trường, gia đình nhà tôi kêu bảo vệ mở nhưng ông ấy không mở, nên gia đình tôi điện thoại nhờ công an xã giúp đỡ. Sau nhiều lần điện thoại kêu cứu công an xã, các ông ấy trả lời không giải quyết được, nên gia đình tôi điện nhờ công an huyện, khoảng 22h15 thì công an xã có đến và leo hàng rào vào gặp bảo vệ để mở cổng. Tuy nhiên do không được đưa vào viện cấp cứu chữa trị kịp thời nên mẹ tôi bệnh trở nặng và qua đời.

Vậy tôi muốn hỏi Luật sư:

1. Về hành vi vu khống của bà Hiệu trưởng, gia đình tôi phải khiếu kiện ở đâu để đòi lại công bằng?

2. Hành vi cản trở mẹ tôi đi cấp cứu của bảo vệ dẫn đến mẹ tôi mất thì có phạm tội gì không? Bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Về hành vi vu khống của bà hiệu trưởng.

Theo như bạn trình bày vì không thoải mái khi gia đình bạn sử dụng lối đi chung với trường học nên Hiệu trưởng thường xuyên có những lời nói không hay nói về gia đình bạn, đỉnh điểm là vào giữa tháng 10 trong cuộc họp Đảng bộ thì Hiệu trưởng đã vu khống gia đình bạn phá hoại trường hợp. Trường hợp này, bà Hiệu trưởng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Từ quy định trên có thể thấy rằng, pháp luật quy định các hành vi có thể cấu thành tội vu khống, đó là:

Một là, hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

Hai là, hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Cản trở việc đưa người bệnh nặng đi cấp cứu thì phạm vào tội gì?

Cản trở việc đưa người bệnh nặng đi cấp cứu thì phạm vào tội gì?

Như vậy, với các tình tiết bạn cung cấp thì bà Hiệu trưởng có hành vi bịa đặt thông tin sai sự thật là gia đình bạn phá hoại trường học nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của gia đình bạn. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến Cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú hoặc làm việc. Khi gửi đơn tố cáo, bạn phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc tồn tại hành vi vu khống nhằm xúc phạm danh dự của gia đình bạn, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình bạn như băng ghi âm, người làm chứng,… Căn cứ vào những bằng chứng bạn cung cấp, cơ quan công an sẽ can thiệp và giải quyết quyền lợi cho gia đình bạn.

Thứ hai: Về hành vi của bảo vệ cản trở việc đưa mẹ bạn bị bệnh nặng đến bệnh viện cấp cứu.

Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự 2015:

“Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, ở trường hợp này, người bảo vệ với hành vi cản trở việc đưa mẹ bạn đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vào bệnh viện cấp cứu, trong khi người bảo vệ hoàn toàn có điều kiện cứu giúp (chỉ cần mở cổng). Vì vậy, mẹ bạn không được cấp cứu kịp thời nên bệnh trở nặng và qua đời. Chiếu theo quy định trên thì người bảo vệ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi