Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký bản quyền âm nhạc như thế nào năm 2024?
  • Thứ bẩy, 02/03/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 16763 Lượt xem

Đăng ký bản quyền âm nhạc như thế nào năm 2024?

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng cách đăng ký bản quyền âm nhạc đối với tác phẩm của mình trước khi khách hàng đưa tác phẩm âm nhạc ra công chúng để sử dụng. Bản quyền âm nhạc là gì? Đăng ký bản quyền âm […]

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng cách đăng ký bản quyền âm nhạc đối với tác phẩm của mình trước khi khách hàng đưa tác phẩm âm nhạc ra công chúng để sử dụng.

Bản quyền âm nhạc là gì? Đăng ký bản quyền âm nhạc là gì?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

d) Tác phẩm âm nhạc;”

Bản quyền âm nhạc là quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm âm nhạc do họ sáng tạo ra. Đồng thời, tác phẩm âm nhạc là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả có thể là một ca khúc hay một bản nhạc không lời hoàn thiện.

Đăng ký bản quyền âm nhạc là việc tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc, qua đó khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra đồng thời giúp ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Theo khái niệm thông thường, chúng ta có thể hiểu đơn giản “tác phẩm âm nhạc” bản chất là đoạn nhạc hoặc cấu trúc âm nhạc của 1 đoạn nhạc. Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường được kết hợp bởi 03 yếu tố là giai điệu, hòa âm, tiết tấu.

Tác giả của tác phẩm âm nhạc thường là những nhạc sỹ, người có chuyên môn và am hiểu trong lĩnh vực âm nhạc (nhà soạn nhạc).

Có bắt buộc phải đăng ký bản quyền âm nhạc không?

Tác phẩm âm nhạc nói riêng được bảo hộ khi tác giả hoàn thành tác phẩm và công bố tác phẩm ra công chúng. Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. »

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, việc đăng ký bản quyền bài hát (tác phẩm âm nhạc) là không bắt buộc. Tuy nhiên, để tranh các tranh chấp phát sinh và có căn cứ chứng minh quyền sở hữu đối với tác phẩm khi có tranh chấp, chúng tôi khuyến nghị khách hàng cần tiến hành đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc.

Đăng ký bản quyền âm nhạc ở đâu?

Tác giả, nhà soạn nhạc, nhạc sỹ sau khi hoàn thành sáng tác tác phẩm có thể tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Địa chỉ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Hà Nội:

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Thành phố Hà Nội

Số điện thoại: (024) 38 234 304 – http://www.cov.gov.vn

Địa chỉ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Hồ Chí Minh

Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (028) 39 308 086

Địa chỉ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Đà Nẵng

Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: (0236) 3 606 967

Thêm 1 cách đơn giản để có thể đăng ký bản quyền âm nhạc là khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền cho khách hàng. Việc ủy quyền cho công ty dịch vụ sẽ giúp khách hàng có thể tránh được những phiền toái không cần thiết trong quá trình đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc có thể được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ giấy trực tiếp tới 1 trong 03 cơ quan đăng ký nêu trên.

Thủ tục Đăng ký bản quyền âm nhạc như thế nào?

Thủ tục Đăng ký bản quyền âm nhạc sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu để đăng ký bản quyền âm nhạc

Các thông tin sẽ bao gồm: Tên tác phẩm, ngày hoàn thành tác phẩm, ngày công bố tác phẩm ra công chúng, hình thức công bố tác phẩm, thông tin chủ sở hữu tác phẩm…

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc

Việc soạn hồ sơ rất quan trọng và là căn cứ để Cục bản quyền xem xét trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

đăng ký bản quyền âm nhạc

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký sẽ được nộp tại Cục bản quyền tác giả tại Hà nội hoặc 02 văn phòng Cục tại HCM và Đà Nẵng

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc tại cơ quan đăng ký

Hồ sơ sẽ được theo dõi sau khu nộp để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định hồ sơ

Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký bản quyền và nhận bản gốc giấy chứng nhận đăng ký

Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp nhận hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu, để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký, khách hàng cần nộp chi phí để cấp và nhận giấy chứng nhận.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc năm 2024

Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc là căn cứ để Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc bao gồm:

+) Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)

+) Quyết định giao việc cho tác giả hoặc tuyên bố tác giả về chủ sở hữu tác phẩm

+) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập…. của chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)

+) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả (bản sao chứng thực)

+) 02 bản in tác phẩm trên Giấy A4 có chữ ký & đóng dấu của tác giả/chủ sở hữu

+) Giấy cam đoan của tác giả cam đoan tự sáng tạo ra tác phẩm và không sao chép của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào;

+) Tài liệu khác (tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể)

Sau khi hoàn thành hồ sơ nêu trên, chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ đăng ký tại cục bản quyền tác giả để được xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký

Chi phí đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc?

Chi phí đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc sẽ bao gồm (i) lệ phí nộp cho cơ quan nhà nước (Cục bản quyền tác giả) (ii) phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền âm nhạc từ công ty có chức năng đại diện quyền tác giả như Luật Hoàng Phi. Trong đó:

(i) Lệ phí nhà nước sẽ bao gồm: Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC có quy định chi phí đăng ký quyền âm nhạc là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng);

(ii) Phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Luật Hoàng Phi: 2.400.000 VND

Như vậy: Tổng chi phí đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc sẽ là 2.500.000 VND (hai triệu năm trăm nghìn đồng)

Dịch vụ Đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc của Công ty Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền âm nhạc với chi phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn, tư vấn chuyên sâu, thời gian thực hiện công việc nhanh, phạm vi tư vấn toàn quốc.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc, Công ty Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc sau:

+ Tư vấn toàn bộ quy trình đăng ký tác phẩm âm nhạc

+ Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết để đăng ký

+ Trực tiếp soạn thảo hồ sơ đăng ký tác phẩm âm nhạc. Sau khi hồ sơ soạn thảo xong, Luật Hoàng Phi sẽ gửi hồ sơ cho khách hàng qua email. Hoặc luật sư sẽ đến trực tiếp địa chỉ khách hàng để ký kết.

+ Trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả. Theo dõi hồ sơ, bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên

+ Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Sau đó chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên sở hữu trí tuệ nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật Hoàng Phi tự tin sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nói chung và đăng ký bản quyền âm nhạc nói riêng.

Hỏi đáp nhanh Thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc

Lý do tại sao phải đăng ký bản quyền âm nhạc?

Đăng ký bản quyền âm nhạc là cách để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của những người sáng tác, sản xuất hoặc sở hữu bản quyền âm nhạc. Sau khi đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ có quyền kiểm soát việc sao chép, phân phối, sử dụng hoặc bán nhạc của họ. Dưới đây là những lý do cần thiết để đăng ký bản quyền âm nhạc:

– Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Đăng ký bản quyền là cách để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người sáng tác, sản xuất hoặc sở hữu bản quyền âm nhạc, tránh bị sao chép, phát hành hoặc sử dụng trái phép.

– Chống lại việc sao chép và vi phạm bản quyền: Đăng ký bản quyền sẽ giúp chủ sở hữu có chứng cứ pháp lý để chống lại việc sao chép và vi phạm bản quyền. Nếu có bất kỳ ai vi phạm bản quyền, chủ sở hữu có thể đưa ra các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

– Kiếm tiền từ bản quyền âm nhạc: Bằng cách đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ có quyền kiểm soát việc phát hành và sử dụng nhạc của họ, từ đó có thể kiếm được tiền bản quyền từ các bản sao, sử dụng thương mại và cả quyền phát sóng.

– Tăng giá trị thương hiệu: Bản quyền cũng giúp tăng giá trị thương hiệu của nhạc sĩ, ca sĩ, ban nhạc hoặc công ty âm nhạc. Điều này có thể thu hút nhiều khán giả và doanh nghiệp, tăng doanh thu và cải thiện vị trí thị trường của họ.

Tóm lại, đăng ký bản quyền âm nhạc là một bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và kiếm tiền từ bản quyền âm nhạc, đồng thời cũng giúp tăng giá trị thương hiệu của các nhạc sĩ, ca sĩ, ban nhạc và công ty âm nhạc.

Phải làm gì để bảo vệ bản quyền âm nhạc?

Một tác phẩm âm nhạc tạo ra từ bao tâm huyết của người nghệ sĩ. Tất nhiên, không ai muốn đứa con tinh thần của mình bị lấy cắp một cách trắng trợn. Thật may là Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định đầy đủ các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm bản quyền. Trong đó có bản quyền âm nhạc cũng như các biện pháp bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nếu tác quyền âm nhạc của mình bị xâm phạm.

Vì vậy, việc bạn cần làm để bảo vệ quyền lợi cũng như là bằng chứng để chứng minh quyền sở hữu của mình với tác phẩm âm nhạc khi xảy ra tranh chấp về bản quyền, chính là đi đăng ký bản quyền âm nhạc cho tác phẩm của mình.

Một khi bản quyền của bạn bị xâm phạm và đối tượng xâm phạm không hề có ý định thương lượng, đó là lúc bạn buộc phải chứng minh được quyền sở hữu của mình với tác phẩm để nhận được sự bảo vệ của pháp luật.

Vì vậy việc đăng ký bản quyền âm nhạc là cực kỳ quan trọng, vừa giúp khẳng định quyền sở hữu với tác phẩm mà lại ngăn chặn việc tác phẩm bị đánh cắp, bị xâm phạm mà bạn lại không thể làm gì để đòi lại quyền lợi của mình.

Thời gian bảo hộ bản quyền tác phẩm âm nhạc?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ quy định thời gian bảo hộ bản quyền tác phẩm âm nhạc như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, theo quy định nêu trên: Thời hạn bảo hộ một tác phẩm âm nhạc là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.


Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi