Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2696 Lượt xem

Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên

Việc ban hành, quy định danh mục các công việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên là rất cần thiết nhằm một mặt bảo vệ nghiêm ngặt người chưa thành niên

1. Khái niệm các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên

Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

– Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:

a)   Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

b)   Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

c)   Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

d)   Phá dỡ các công trình xây dựng;

đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

e)   Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;

g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.

– Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:

a)   Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

b)   Công trường xây dựng;

c)   Cơ sở giết mổ gia súc;

d)   Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 điều này.

Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên

Cấm sử dụng lao động chưa thành niên

2. Bình luận và phân tích các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên

Việc ban hành, quy định danh mục các công việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên là rất cần thiết nhằm một mặt bảo vệ nghiêm ngặt người chưa thành niên, mặt khác để xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động và nhà nước đối với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục, phát triển người chưa thành niên, thế hệ tương lai của đất nước.

Đối với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, các tư thế lao động không thuận lợi, gò bó, thiếu dưỡng khí; các công việc đòi hỏi sự rèn luyện sức khoẻ, kỹ năng; công việc gắn liền hoặc liên quan, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hình thành nhân cách (sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp); nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, gây bệnh tật nguy hiểm (như ung thư, bệnh truyền nhiễm, đột biến gen; gây hậu quả xấu về đạo đức…) đều thuộc danh mục cấm sử dụng người lao động chưa thành niên.

Pháp luật lao động quốc tế và quy định của các quốc gia đều quan tâm đến việc bảo vệ người lao động chưa thành niên thông qua việc xác định danh mục cấm sử dụng người lao động chưa thành niên, đồng thời có những hình thức xử phạt nghiêm khắc nếu chủ sử dụng lao động vi phạm quy định đó. Ở Việt Nam trước đây đã có quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên. Sau khi Bộ luật Lao động năm 2012 được ban hành, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành danh mục 91 loại công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên áp dụng từ ngày 01/8/2013.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi