Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội hành hạ người khác theo Bộ luật hình sự 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9601 Lượt xem

Tội hành hạ người khác theo Bộ luật hình sự 2024

Hành hạ người khác được hiểu là hành vi đối xử tàn ác đối vối người lệ thuộc mình (lệ thuộc về quan hệ xã hội, quan hệ công tác hoặc về tôn giáo).

Hành hạ người khác là một trong những tội thuộc chương XIV Phần thứ hai Bộ luật hình sự, tức là thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn các yếu tố cấu thành để xác định chính xác tội này, Luật Hoàng Phi thực hiện bài viết về ” Bình luận về tội hành hạ người khác theo Bộ luật hình sự mới nhất”.

Thế nào là tội hành hạ người khác?

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội hành hạ người khác theo Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổng thương cơ thể 31% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.”

Phân tích tội hành hạ người khác theo quy định của Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi: Có hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình (lệ thuộc vào người có hành vi phạm tội), cụ thể là:

Đối xử tàn ác, được hiểu là hành vi gây ra sự đau đớn về thể xác (và tinh thần) đối với nạn nhân dưới các hình thức như đánh đập, bỏ đói, có hoặc không kèm theo việc chửi mắng thậm tệ.

Tuy nhiên việc đối xử tàn ác phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ.

Một điểm khác cần chú ý là việc đối xử tàn ác thông thường phải lặp đi lặp lại và kéo dài trong một thời gian nhất định.

Đây là tội có yếu tố định tính chứ không có yếu tố định lượng. Mức độ đốì xử tàn ác để được coi là phạm tội phụ thuộc vào sự đánh giá mang tính chủ quan của người áp dụng pháp luật trên cơ sở hậu quả những hành vi tàn ác của người phạm tội lặp đi lặp lại dài ngày, vào việc xâm phạm đến tập quán, phong tục, và sự lên án của dư luận thông qua các tổ chức xã hội, của các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này mỗi nơi một khác nên dẫn đến việc áp dụng pháp luật tuỳ tiện, không thống nhất.

– Dấu hiệu khác. Người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc đối với người phạm tội về quan hệ xã hội, công tác hoặc về tôn giáo.

+ Lệ thuộc về quan hệ xã hội. Thông thường là các mối quan hệ lệ thuộc sau đây: Giữa thầy giáo với học sinh; giữa thầy thuốc với người bệnh, giữa cán bộ quản giáo đối với phạm nhân; giữa chủ với người làm thuê…

+ Lệ thuộc về quan hệ công tác: Là mối quan hệ lệ thuộc giữa nhân viên với thủ trưởng, giữa cấp trên với cấp dưới trong các cơ quan, tổ chức.

+ Lệ thuộc về tôn giáo: Là mối quan hệ giữa những người có chức sắc trong các tổ chức tôn giáo đối với các tín đồ của tôn giáo đó.

Lưu ý:

Người bị hại phải không có mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ gia đình như vợ, chồng, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng đối với người phạm tội. Trường hợp người bị hại có mối quan hệ hôn nhân hoặc gia đình đối vối người phạm tội thì cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự).

Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ của người khác (gồm sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần).

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và phải có mối quan hệ lệ thuộc với nạn nhân (xem giải thích ở mặt khách quan của tội này).

Thứ hai: Về hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ một năm đên ba năm. Được áp dụng đôi với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

–  Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

–  Đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên).

Tổng đài tư vấn 19006557 nơi các vấn đề pháp luật hình sự được giải đáp nhanh chóng

Tổng đài tư vấn 19006557 để giải đáp thắc mắc pháp luật về hình sự, trong đó có tư vấn về tội hành hạ người khác. Khi tư vấn cho khách hàng, chúng tôi sẽ làm rõ các yếu tố:

– Xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự;

– Xác định tội phạm qua các yếu tố cấu thành;

– Tư vấn tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;

– Tư vấn tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự;

– Giải đáp thắc mắc về khung hình phạt;

– Tư vấn về cải tạo không giam giữ, án treo;

– Tư vấn tố giác tội phạm và giải quyết tin báo tố giác tội phạm;

– Tư vấn về các vấn đề trong tố tụng hình sự.

Dù Quý về đang ở đâu, chỉ cần có thắc mắc về luật hình sự, hãy nhấc máy và gọi số 1900 6557 trong khung giờ từ 8h sáng đến 17h chiều để nhận được sự tư vấn tận tình từ đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn giàu chuyên môn, dày kinh nghiệm và chuyên nghiệp của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi