Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1785 Lượt xem

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả?

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả được pháp luật sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả được hiểu theo khoản 2 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo đó, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định rõ trong điều 19 và điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả được thể hiện qua 03 nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, thì “quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.

Trên bình diện quốc tế, nguyên tắc bảo hộ đương nhiên còn được hiểu là tại thời điểm một tác phẩm được công bố tại một quốc gia thành viên của Công ước Berne thì nó cũng được các quốc gia thành viên còn lại của Công ước Berne bảo hộ. Nguyên tắc này thông qua nguyên tắc đối xử quốc gia do Công ước Berne quy định, là nguyên tắc đặt ra cho các quốc gia thành viên thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình. Sự bảo hộ đó không kém thuận lợi, không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân thuộc quốc gia mình. Nguyên tắc này đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với công dân của các quốc gia thành viên.

Công ước Berne cũng quy định nguyên tắc bảo hộ đương nhiên, là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ thủ tục, hình thức nào như là thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận, việc nộp lưu chiểu, hoặc các thủ tục tương tự khác.

Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ phải tuân theo quy định của mỗi quốc gia thành viên. Công ước Berne quy định các quốc gia thành viên việc bảo hộ để công dân và các pháp nhân được hưởng và thực thi các quyền được cấp theo Công ước là độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm.

Ví dụ, Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm và quyền công bố tác phẩm là suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả chết, nhưng Luật Quyền tác giả của Hoa Kỳ quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm và quyền công bố tác phẩm là suốt cuộc đời tác giả cộng với 70 năm sau khi tác giả chết.

Nguyên tắc tính nguyên gốc của tác phẩm

Nguyên tắc này được thể hiện, tác giả phải trực tiếp tự mình sáng tạo nên tác phẩm mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác (kể cả các tác phẩm của cùng một tác giả). Trong thực tế có thể tồn tại hai bản gốc của hai tác phẩm độc lập nhưng lại giống hệt nhau, ví dụ hai nhiếp ảnh gia có thể độc lập sáng tạo nên hai bức ảnh giống hệt nhau, hai thí sinh cũng có thể độc lập tạo nên hai bài thi giống hệt nhau trên cơ sở cùng một đề thi. Như vậy, thuật ngữ “gốc” ở đây không tồn tại dưới dạng hữu hình mà lại tồn tại dưới dạng vô hình.

Khi xảy ra tranh chấp quyền tác giả trong trường hợp này người ta không truy tìm bản gốc của tác phẩm theo nghĩa vật chất (hữu hình), bởi vì thực tế đã tồn tại hai bản gốc nên không thể chứng minh được bản này là bản sao của bản kia, mà phải chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm – một yếu tố vô hình.

Nguyên tắc bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng 

Nguyên tắc này được thể hiện, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, hay nói cách khác, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác phẩm. Nguyên tắc này được thể hiện qua việc không công nhận người cung cấp tư liệu cho tác giả sáng tạo nên tác phẩm là tác giả của tác phẩm.

Nguyên tắc này dùng để giải quyết tranh chấp quyền tác giả, nhất là đối với các tác phẩm khoa học, người được phỏng vấn, cho ý kiến giải pháp về một vấn đề khoa học… không được coi là tác giả của công trình khoa học (tác phẩm khoa học). Mặt khác, nguyên tắc không bảo hộ nội dung tác phẩm còn có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa kinh tế – xã hội. Pháp luật quyền tác giả không cho phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm quyền ngăn cấm chủ thể khác làm theo nội dung tác phẩm.

>>>>>> Tham khảo: Đăng ký bản quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi